Mô Hình Xương Cá Của Ishikawa Kaoru - Eduz.vn
1. Tác giả - Ishikawa Kaoru
Ishikawa Kaoru (1915 - 1989)
- Ông là một nhà lý luận về tổ chức người Nhật, đồng thời là giáo sư của khoa Kỹ sư tại trường Đại học Tokyo, được biết đến với những phát kiến trong quản trị chất lượng.
- Ông được coi là một nhân vật quan trọng đóng góp và khởi xướng vào sự phát triển của quản trị chất lượng tại Nhật Bản.
- Danh tiếng của ông còn vượt ra khỏi Nhật Bản với biểu đồ Ishikawa (còn được gọi là biểu đồ xương cá) thường được sử dụng trong các quy trình công nghiệp.
2. Nội dung lý thuyết
Kaoru Ishikawa lập luận rằng quan trọng là khám phá ra mọi thứ có thể gây ra vấn đề về chất lượng trước khi bạn bắt đầu nghĩ về giải pháp.
Mô hình xương cá của ông, được phát triển vào năm 1990, là một cách để phân tích nguyên nhân và tác động. Có thể tóm tắt như sau:
Mô hình này hơi giống với bản đồ tư duy. Nó được sử dụng để trình bày vấn đề và nguyên nhân theo biểu đồ. Sự khác biệt giữa mô hình của Ishikawa và những bản đồ tư duy truyền thống là ở chỗ quá trình này là đường thẳng (tốt hơn cho nhng nhà tư duy logic).
3. Cách sử dụng
Biểu đồ Xương Cá Ishikawa, còn gọi là biểu đồ nguyên nhân - kết quả, là một công cụ mạnh mẽ giúp phân tích và giải quyết vấn đề một cách hệ thống. Quy trình sử dụng biểu đồ này bao gồm năm bước đơn giản nhưng hiệu quả:
Quy trình này không chỉ giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề mà còn giúp tìm ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết chúng. Sử dụng biểu đồ Xương Cá Ishikawa là một cách tiếp cận trực quan và có hệ thống để cải thiện quy trình làm việc và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
4. Ví dụ về việc tìm hiểu nguyên nhân cho một quán cà phê
Ví dụ sử dụng biểu đồ Ishikawa của một quán cà phê để tìm ra nguyên nhân tại sao khách hàng phản hồi cà phê của quán không ngon.
- Vấn đề – điều đang cần được phân tích – được viết ở phía trên tờ giấy.
- Mỗi người tham gia nêu lên một nguyên nhân cho vấn đề và chỉ ra nó thuộc nhóm nào. Trong bước này, mọi người sẽ không được phép cho ý kiến gì về nguyên nhân mà người khác đưa ra. Tất cả những nguyên nhân được liệt kê sẽ được ghi trong biểu đồ.
- Những người tham gia cùng nêu lên các nguyên nhân thứ cấp. Những nguyên nhân này được ghi vào các nhánh nhỏ trên biểu đồ.
- Quá trình này được tiếp tục cho đến khi không có nguyên nhân nào được đưa ra nữa.
- Tất cả những người tham gia cùng nghiên cứu kĩ biểu đồ Ishikawa. Họ sẽ xem xét liệu các nguyên nhân đã được ghi vào đúng nhóm chưa/hoặc có nguyên nhân nào liên quan. Hoặc có nguồn gốc từ các nguyên nhân khác hay không.
- Mọi người bỏ phiếu cho những nguyên nhân khả quan nhất. Các nguyên nhân có nhiều phiếu bầu nhất sẽ được xếp vào “top 3” nguyên nhân tiềm năng. Ba nguyên nhân này sau đó sẽ được khoanh tròn. Các nguyên nhân không được bỏ phiếu sẽ bị xóa trên biểu đồ.
- Xác định thứ tự ưu tiên của “top 3” nguyên nhân. Nguyên nhân tiềm năng có mức ưu tiên cao nhất sẽ được tiếp tục điều tra kỹ hơn và xử lý. Sau đó, nguyên nhân thứ hai và thứ ba sẽ được giải quyết.
5. Câu hỏi của bạn
Tôi có đủ kiến thức chi tiết cần thiết để xác định các yếu tố và yếu tố phụ có thể gây ra vấn đề không? Nếu không, ai có thể giúp tôi.