Thuyết Về Sự Tồn Tại, Sự Liên Hệ Và Phát Triển (ERG) Của Alderfer
Sử dụng khi một thành viên trong nhóm bạn bị rớt xuống mức phát triển/động lực thấp hơn và bạn cần phải đảo ngược sự đi xuống.
Clayton Alderfer là ai?
Clayton Paul Alderfer (1/9/1940 – 30/10/2015)
Ông là:
- Một nhà tâm lý học và nhà tư vấn người Mỹ
- Ông nổi tiếng với việc phát triển hơn nữa hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow.
Ba nhóm động cơ
Clayton Alderfer tóm lược thành 3 nhóm động cơ của con người:
- Sự tồn tại
- Sự liên hệ
- Sự phát triển
Cả ba nhu cầu đều có thể hoạt động như cùng nhau như những tác nhân khích lệ. Tuy nhiên, việc thụt lùi xuống mức nhu cầu cũng là không hiếm gặp.
Nguồn: Phong theo Alderfer, C. P., 'An Empirical Test of a New Theory of Human Need', Psychological Review (7969)
Cách sử dụng
1. Luân phiên thỏa mãn ba bộ nhu cầu của Alderfer và chỉ tập trung vào một nhu cầu sẽ tạo ra sự bất mãn
2. Không thỏa mãn các nhu cầu sẽ làm bạn thất vọng và khiến nhân viên thụt lùi xuống một mức nhu cầu thấp hơn
3. Khi một người bắt đầu thụt lùi, hãy gặp họ và xác định vấn đề mà họ đang mắc phải cùng với việc dùng thuyết của Berne và NLP để đảm bảo họ ổn định tình hình và không thụt lùi nữa
4. Khi xác định được vấn đề, hai bên hãy hành động (cùng người đó đồng thuận về một kế hoạch hành động)
5. Thực hiện lời hứa của bạn và giám sát định kỳ việc họ đạt các mục tiêu của họ
6. Trong trường hợp bạn không cải thiện được sự thụt lùi, bạn hãy cố gắng hiểu tại sao họ bị thụt lùi và làm việc chung để giúp họ có thể giải toả và cải thiện sự thụt lùi đó.
Vận dụng
Doanh nghiệp:
- Sự tồn tại: Cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc tốt và an toàn như mức lương phù hợp, lợi ích về phúc lợi (bảo hiểm y tế),…Ví dụ: Công ty/doanh nghiệp có thể tạo ra những chương trình an toàn lao động cho nhân viên, để đảm bảo rằng họ có một môi trường lao động tốt, thoải mái cùng mức lương hợp lý để họ yên tâm làm việc và cống hiến tốt cho công ty
- Sự liên hệ: xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhân viên như tạo nhiều cơ hội cho nhân viên hợp tác và tương tác với nhau. Ví dụ: tổ chức sự kiện team-building hay tạo ra những không gian chung để nhân viên có thể gặp gỡ và giao lưu.
- Sư phát triển: công nhận những đóng góp/cống hiến của nhân viên cũng như cung cấp cơ hội học hỏi và phát triển cho họ một cách tốt nhất. Ví dụ: tạo ra các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự thường xuyên
Hình minh họa (Nguồn: Canva)
Câu hỏi cần hỏi
- Có phải tôi đã chạm mức dừng phát triển bản thân và động lực làm việc?
- Nếu vậy, tôi phải làm gì với vấn đề này