Taylor và quản lý mang tính khoa học
Sử dụng khi nguồn nhân lực hạn chế và bạn cần nâng cao năng suất lao động.
1. Giới thiệu
Chân dung Frederick Taylor. Nguồn: Google
Giới thiệu về Taylor
- Frederick Winslow Taylor (March 20, 1856 – March 21, 1915) là một kỹ sư cơ khí người Mỹ. Ông được coi là người tiên phong của trào lưu Quản lý Khoa học.
- Frederick Taylor từ công nhân xưởng máy vươn lên trở thành Giám đốc của Bethlehem Steel, nhà chế thép lớn nhất nước Mỹ.
- Ông là người cùng thời với Fayol nhưng hứng thú với hiệu suất hơn những khía cạnh xã hội trong quản lý con người.
- Cuốn sách của ông có tên là The Principles of Scientific Management (1913) (Những nguyên tắc của Quản lý mang tính khoa học) đã định vị tên tuổi của ông như là cha đẻ của quản lý mang tính khoa học.
Thuyết Quản lý mang tính khoa học
Với thuyết này, Taylor đã chỉ ra 3 yếu tố quan trọng mà một nhà quản lý phải chú trọng:
Thứ nhất, Công việc của một nhà quản lý là lên kế hoạch và kiểm soát công việc và có một cách hiệu quả nhất để hoàn thành bất cứ công việc nào.
3 việc nhà quản lý cần phải làm
Thứ hai, Sử dụng thời gian và những kỹ thuật chuyển động để chia nhỏ mỗi quy trình công việc thành những phần tử và loại bỏ những hành động không cần thiết. Sử dụng những nguyên tắc này, ông đã giảm số hành động của người thợ lát gạch từ 18 xuống 5 và tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong quy trình đó. Công trình của ông đặt nền móng cho việc phân công lao động và sản xuất hàng loạt mà Henry Ford đã áp dụng rất thành công trong sản xuất xe hơi.
2 yếu tố quan trọng để chia nhỏ quy trình việc làm
Thứ ba, Cách tốt nhất để đảm bảo hiệu suất tối đa là cẩn thận lựa chọn và đào tạo nhân viên và cho những người thể hiện tiềm năng thêm cơ hội. Điều này mang tính cách mạng tại thời điểm mà hầu hết công nhân đều không được đào tạo chính thức. Những công nhân nổi trội được nhận diện bằng cách vạch một dấu phấn trên chiếc ghế làm việc của họ (Xác định tiêu chuẩn xem Thuyết 74).
Cách đảm bảo hiệu suất tối đa
2. Cách vận hành
- Xem xét lại cách làm mỗi việc trong nhóm của bạn và hỏi những câu hỏi sau: Bạn có cần làm việc này không? Có cách nào làm việc đó hiệu quả hơn không? Công việc được phân chia cho từng nhân viên có phù hợp với khả năng/thế mạnh của họ không? Nhân viên có cần được đào tạo thêm để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của họ?
- Quyết định cách phân bổ lại và tổ chức lại công việc (Xem Phần 6).
- Tổ chức lại, đánh giá mức độ hiệu quả của những thay đổi và chỉnh sửa nếu cần.
- Thường xuyên xem xét lại (ít nhất là hằng năm) công việc mà nhân viên làm và tìm kiếm những thành quả từ hiệu suất.
- Đào tạo thêm có thể cải thiện năng suất của nhóm bạn một cách đáng kể.
- Nghiên cứu cẩn thận những ý tưởng từ nhóm lớn hơn về việc có thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.
Cách vận hành doanh nghiệp theo thuyết Quản lý khoa học
3. Phát triển thuyết Taylor
Thuyết Taylor ban đầu được áp dụng rất thành công ở các nhà máy do Taylor quản lý, rồi nhanh chóng được phát triển ở Mỹ, sau đó lan rộng sang Châu Âu và toàn thế giới. Điển hình nhất vẫn là phong trào Taylor ở Mỹ với kết quả làm tăng năng suất lao động trong các ngành công nghiệp của Mỹ lên gần ba lần. Các nhà quản lý tiếp tục phát triển thuyết Taylor bao gồm:
Frank Gilbreth (1868-1924)
Frank Gilbreth. Nguồn: Google
- Gilbreth đã phát triển phương pháp Taylor trong một số ngành công nghiệp và xây dựng mà ông làm việc. Ông đã nhanh chóng trở thành một nhà tư vấn thành công trong phổ biến phương pháp Taylor:
- Đã phát triển mạnh phương pháp Taylor trong ngành xây dựng dân dụng và xây dựng đường sắt.
- Chú ý đến các yếu tố tâm lý trong phát triển các kỹ năng làm việc của công nhân.
- Là người đầu tiên lập một trường đào tạo các kỹ sư về các kỹ năng áp dụng phương pháp Taylor, hướng dẫn công nhân làm việc theo phương pháp này.
Harington Emerson (1853 - 1931)
Harington Emerson. Nguồn: Google
Là người rất sùng bái phương pháp Taylor và đã có nhiều nỗ lực trong phổ biến phương pháp này trong các doanh nghiệp Mỹ. Công lao của H. Emerson ghi nhận trong các nội dung:
- Tư vấn cho trên 200 doanh nghiệp phát triển phương pháp Taylor.
- Phát triển lý thuyết Taylor và xuất bản tác phẩm “12 nguyên tắc hiệu quả”. Ông không thích sử dụng cách gọi của Taylor về phương pháp của mình là “quản lý có khoa học”, thay vào đó ông sử dụng tên gọi “phương pháp hiệu quả”.
- Phát triển chế độ trả công lao động theo các biểu trả công tỉ mỉ và kích thích mạnh đối với công nhân.
- Sáng lập Hội các nhà quản lý hiệu quả New York với các hoạt động đổi mới phương pháp Taylor. (Narayana Rao K.V.S.S., 2019)
4. Câu hỏi tương tác
- Câu hỏi: Nhóm có chạy tiến độ rất vất vả và/hoặc lại có rất ít việc? Nếu có, việc lên lịch có thể được cải thiện không?
Anh/chị quản lý doanh nghiệp, trả lời tương tác ở phần "Bình luận" bên dưới nhé