
Dị Vật Đường Thở Ở Người Lớn
1. Dấu hiệu nhận biết

Hỏi nạn nhân: “Bạn đang nghẹt thở phải không?”
Tắc nghẽn nhẹ:
- Khó khăn khi nói, ho và thở
Tắc nghẽn nặng
- Không thể nói, ho hoặc thở
- Cuối cùng nạn nhân trở nên mất phản ứng
2. Cách xử lý

a. Khuyến khích nạn nhân ho
Nếu nạn nhân đang thở, khuyến khích họ ho và cố gắng tự lấy vật gây tắc nghẽn ra. Nếu không được, chuyển sang bước tiếp theo.
b. Vỗ lưng nhiều nhất năm lần
Nếu nạn nhân không thể nói, ho hoặc thở, giúp nạn nhân gặp người về phía trước. Vỗ mạnh không quá năm lần vào vùng giữa hai bả vai bằng gốc bàn tay của bạn. Kiểm tra miệng nạn nhân. Nếu vẫn còn tắc nghẽn, chuyển sang bước tiếp theo.
c. Ép bụng không quá năm lần
Đứng phía sau nạn nhân. Vòng cả hai tay quanh người nạn nhân, đặt một nắm tay ở giữa rốn và mũi ức của nạn nhân. Bàn tay kia nắm chặt năm tay, rồi kéo mạnh theo hướng vào trong và lên trên không quá năm lần. Kiếm tra miệng nạn nhân
d. Gọi trợ giúp cấp cứu rồi tiếp tục
Nếu vẫn chưa thông tắc, gọi cấp cứu 115. Lặp lại bước 2 và 3 – kiểm tra lại miệng nạn nhân sau mỗi bước – cho đến khi cấp cứu tới, hoặc đã thông tắc hoặc nạn nhân bất tỉnh.
3. Lưu ý

- Không dùng ngón tay quét khoang miệng nạn nhân để kiểm tra.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, khai thông đường thở và kiểm tra hô hấp. Sẵn sàng để bắt đầu hồi sức tim phổi.