
Dị Ứng, Sốc Phản Vệ Và Cách Xử Lý
Tìm hiểu về các cách xử lý khi bị dị ứng
1. Kiến Thức Cơ Bản
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị báo động khi tiếp xúc với một số chất trong môi trường. Thông thường đa phần chúng vô hại. Tuy vậy, một số người cơ địa nhạy cảm lại dể phản ứng vói chúng, các chất này gọi là dị nguyên. Dị nguyên có thể là:
- Thức ăn: Các loại hạt, lạc, trứng, sữa bò, đậu tương, vừng, động vật có vỏ kitin (cua, tôm,…).
- Thuốc: Thuốc gây tê, kháng sinh, khánh huyết thanh, vaccine,…
- Hợp chất tự nhiên có trọng lực phân tử lớn: Nhựa cao su.
- Vết côn trùng cắn, đốt/chích
Dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nặng hay nhẹ tùy vào cơ thể của người bị dị ứng.
Dấu hiệu dị ứng:
- Nổi mày đay tại chỗ đến toàn than kèm theo ngứa.
- Phù nề mi mắt, kết mạc, chảy nước mũi, hắt hơi.
- Đau quặn bụng hoặc kèm theo nôn.
Dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng hơn:
- Phù nề vùng đầu mặt cổ, họng, miệng, có tiếng thở khò khè, ho dai dẳng.
- Nói khó hoặc khan tiếng.
- Cảm giác choáng váng, mất cân bằng.
- Trẻ em: da nhợt nhạt hoặc đột ngột mệt lả đi.
Lưu ý các phản ứng nghiêm trọng hơn nữa có thể dẫn đến tử vong, cần phải hết sức chú ý ở những người có bệnh lý hen phế quản, bệnh lý dị ứng từ trước. Nhóm người này rất dễ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn.
2. Điều bạn cần làm khi bị dị ứng
- Nếu mày đay nhẹ, khu trú tại một vùng cơ thể, chúng có thể tự biến mất mà không cần xử lý. Rửa sạch vùng tiếp xúc bằng xà phong và nước.
- Cởi bỏ bớt quần áo, tránh mặt đồ bó sát có thể kích ứng tại chỗ.
- Dùng thuốc chống dị ứng đường uống.
- Trấn an người bệnh, tránh làm họ kích động, sợ hãi sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp và làm theo chỉ dẫn.
3. Nên và Không Nên Khi Bị Dị Ứng
- Sai lầm phổ biến:
- Tự chuẩn đoán và điều trị cá nhân, coi nhẹ các triệu chứng nhẹ.
- Không xác định được chất gây dị ứng.
- Không tuân thủ điều trị của bác sĩ.
- Nên làm:
- Xác định chất gây dị ứng.
- Tránh tiếp xúc với các thứ gây dị ứng.
- Điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Bằng cách xác định được việc mình có bị dị ứng hay không, bạn có thể tránh các biến chứng không mong muốn. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay!