Phát triển ngôn ngữ theo quan điểm của Montessori
Nếu như việc viết chữ có thể giúp sửa chữa hoặc định hướng hoàn thiện cơ chế ngôn ngữ của trẻ em, thì việc đọc lại giúp trẻ em phát triển tư duy và ngôn ngữ. Nói một cách đơn giản, viết chữ có thể hỗ trợ về khía cạnh tâm lý, còn đọc thì giúp trẻ về mặt giao tiếp xã hội
1. Nội dung
- Lĩnh vực ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc sách, kể chuyện, ca hát…
Tự tin khi giao tiếp, biết chia sẻ nhu cầu, tình cảm của mình với mọi người Nói mạch lạc, rõ.
2. Môi trường học tập
Ở góc giác quan, mỗi giáo cụ đều có các thẻ tên tương ứng giúp trẻ biết gọi tên từng giáo cụ, từ đó giúp trẻ phát triển vốn từ. Cũng trong các góc này, trẻ sử dụng các từ vựng để so sánh hơn kém, so sánh nhất như: to, nhỏ, to hơn, to nhất, nhỏ nhất…những từ như ngọt, đắng, chua, cay…từ chỉ màu sắc, hình dạng. Trẻ được lĩnh hội, củng cố thông qua luyện tập năm giác quan. Chỉ một góc, trẻ đã có rất nhiều cơ hội lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ.
Môi trường học tập ngôn ngữ
3. Giáo cụ và phương pháp dạy học
Giáo cụ
Các hoạt động phát triển, mở rộng vốn từ, phát âm:
- Bộ chữ cái rời có hai màu xanh (phụ âm); đỏ (nguyên âm): Bộ chữ cái tiếng việt và bộ chữ cái tiếng anh (nếu tiến hành dạy song ngữ cho trẻ).
- Hộp âm: hộp âm đơn; hộp âm ghép; hộp âm thanh điệu gồm: âm đơn.
- Bộ chữ nhám (viết thường, viết in).
Thẻ tranh, thẻ từ, thẻ ba phần
- Từ ghép vần đầu tiên: từ ghép giữa phụ âm với nguyên âm a. Từ ba ~ va, và tranh ảnh.
- Từ ghép: bản đáp án, thẻ hình đối chiếu.
Hoạt động phát triển kỹ năng viết
- Bộ khuôn hình bằng kim loại (nhiều hình dạng khác nhau).
- Bộ chữ cát, khay cát.
- Bảng phấn: bảng phấn không có đường kẻ và bảng phấn có đường kẻ.
- Giấy.
- Vở tập viết.
Hoạt động ngữ pháp:
- Hộp ngữ pháp.
- Kí hiệu ngữ pháp.
- Nông trại động vật.
- Thư viện: tranh ảnh, sách, truyện
Giáo cụ để phục vụ dạy ngôn ngữ cho trẻ
Phương pháp dạy học
Hoạt động phân biệt âm thanh chung cho trẻ mầm non:
- Phân biệt các âm thanh thông dụng trong đời sống hằng ngày
Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mầm non:
- Rèn luyện ngôn ngữ nói hằng ngày: tiếp xúc với văn học truyện, ca dao, đồng dao.
- Tự tin khi giao tiếp, biết chia sẻ nhu cầu, tình cảm của mình với mọi người Nói mạch lạc, rõ.
Nhận biết các âm chữ cái:
- Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái.
- Nhận biết các âm trong.
Phát triển kỹ năng viết và dạy trẻ mầm non viết:
- Hoạt động giúp trẻ phát triển kỹ năng viết.
- Dạy trẻ viết trên bảng phấn.
- Dạy trẻ viết trên giấy.
Dạy trẻ mầm non đọc:
- Trẻ biết xây dựng từ từ bảng chữ cái.
- Đánh vần và đọc.
- Đọc sách.
Dạy trẻ về ngữ pháp:
- Các chức năng của từ: danh từ, tính từ, trạng từ, động từ…
- Thành phần của câu.
- Các loại câu.
Phương pháp dạy học và lộ trình cho trẻ