Lợi ích và các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non
Từ 1 đến 6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển của trẻ. Tại thời điểm này, các hoạt động thể chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển một cách toàn diện của trẻ. Giáo dục thể chất giúp trẻ hoàn thiện các hệ thần kinh, cơ xương, hô hấp. Vì vậy, chú trọng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ngay khi còn bé sẽ là nền tảng vững chắc cho bé phát triển toàn diện hơn trong tương lai
Khái niệm về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Giáo dục thể chất nói là quá trình hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, giúp hình thành các kỹ năng cơ bản, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của mỗi người. Từ đó, hình thành lối sống lành mạnh, khoa học trong cuộc sống, học tập và lao động.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hình thức giáo dục tác động nhiều mặt đến cơ thể của trẻ em, tiến hành tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt khoa học nhằm bảo vệ, giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, phát triển hài hòa và cân đối. Điều này, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện cho trẻ trong tương lai.
Khái niệm về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Lợi ích của giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Một số trường mầm non ở Việt Nam hiện nay đã áp dụng mô hình giáo dục thể chất cho trẻ, các hoạt động này nhằm mục tiêu duy nhất là giúp trẻ phát triển toàn diện với một số lợi ích nổi bật như:
- Phát triển thể chất: Kết hợp việc giảng dạy với hoạt động vui chơi thể thao, rèn luyện hàng tuần để trẻ có cơ hội rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn, sự khéo léo và sự linh hoạt trong việc vận động.
- Phát triển trí tuệ: Bằng cách kết hợp các kiến thức nền tảng cho trẻ mầm non như số đếm, màu sắc, hình khối… vào các hoạt động thể thao
- Phát triển cảm xúc: Trẻ vừa học tập vừa vui chơi trong môi trường thoải mái với mục tiêu học vui – học khỏe.
- Phát triển kỹ năng xã hội: Thông qua các hoạt động thể chất, trẻ được rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên, xếp hàng đợi đến lượt, hoạt động theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Các bài tập thể dục
Các tiết học thể dục hằng ngày được xem là hình thức giáo dục thể chất có mục đích và kế hoạch cụ thể, giúp định hướng sự phát triển vận động cho bé. Các bài tập thể dục đơn giản sẽ giúp trẻ phát triển khả năng vận động từ tự do, rời rạc sang vận động một cách chủ động, biết cách phối hợp các động tác trong bài thể dục một cách nhịp nhàng.
Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn có tác động tích cực đến hoạt động sinh lí bên trong cơ thể. Khi cơ bắp của bé hoạt động sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp hệ tuần hoàn, hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các bài tập thể dục (Nguồn: Internet)
Các trò chơi vận động
Các trò chơi vận động theo nhóm không chỉ giúp tăng thêm sự gắn kết, mà còn khiến các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Đây còn được xem là hình thức hoạt động giúp các bé phát triển toàn diện về thể chất và kỹ năng.
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để vui chơi cùng trẻ, điều này sẽ giúp trẻ thấy hứng thú hơn với các trò chơi vận động. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ vận động tinh và vận động thô. Vận động tinh sẽ giúp trẻ phát triển tốt các cơ bắp ở ngón tay và bàn tay, vận động thô sẽ giúp con phát triển cơ bắp, phối hợp và kiểm soát tốt sức mạnh cơ bắp ở chân, tay và toàn thân.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các trò chơi vận động (Nguồn: Internet)
Các hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại
Các hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại rất tốt cho sự phát triển thể chất ở trẻ mầm non. Do đó, các hoạt động này ở trường mầm non thường xuyên được tổ chức.
Các trường Mầm Non cần chú trọng vào các chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thông qua các lớp học ngoài trời và các tiết học ngoại khóa dành cho trẻ 3 tuổi trở lên với nhiều môn học chuyên về rèn luyện thể chất cho trẻ. Các hoạt động thể chất này được thiết kế hoàn toàn phù hợp với khả năng của trẻ, không chỉ mang lại sự thích thú mà còn là cơ hội giúp trẻ phát triển các sở thích và kỹ năng mới, cũng như kết nối nhiều hơn với bạn bè và giáo viên.
Những lưu ý trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Nên sử dụng các hình ảnh minh họa, hướng dẫn thực hiện các động tác trực tiếp để trẻ dễ hình dung. Những bài tập phải phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi và giới tính, để trẻ được phát triển đúng độ tuổi và khả năng của mình. Phải đảm bảo tính an toàn trong quá trình luyện tập, thực hiện các hoạt động thể chất. Đồng thời nên dạy trẻ tính kiên trì, duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày để có một sức khỏe và đề kháng tốt cho cơ thể.
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Khi ở nhà, phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian để đưa trẻ đi dạo xung quanh nhà như đi chơi công viên, thủy cung, sở thú, du lịch… vào mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động này không chỉ giúp các bé có cơ hội vận động cơ thể mà còn tạo điều kiện để trẻ khám phá môi trường xung quanh, thiên nhiên và tìm hiểu thêm về những vùng đất mới.
Nguồn: https://www.issp.edu.vn/