9 Cách tương tác với trẻ chậm nói kích thích trẻ nói hiệu quả
Chậm nói là một trong các vấn đề cần được quan tâm và can thiệp sớm để thúc đẩy tốt sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ. Việc biết được cách tương tác với trẻ chậm nói hiệu quả sẽ góp phần kích thích ngôn ngữ ở trẻ, giúp trẻ mau chóng cải thiện được sự hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp tự tin hơn.
Cách tương tác với trẻ chậm nói hiệu quả ba mẹ cần ghi nhớ
Tương tác với con là điều mà bất kỳ các ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn được thực hiện mỗi ngày. Cũng bởi đây là một trong những cách hiệu quả giúp gia tăng sự kết nối giữa ba mẹ và con cái. Đồng thời, dựa theo các nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, trẻ nhỏ khi được tương tác và nhận được sự quan tâm, yêu thương của người thân, gia đình sẽ giúp kích thích phát triển tốt về các khía cạnh khác như trí não, tư duy, ngôn ngữ để trẻ có thể phát triển toàn diện hơn.
Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói, việc để tương tác với trẻ đòi hỏi có nhiều sự kiên trì và các bậc phụ huynh cũng cần phải nắm rõ những cách phù hợp mới có thể kích thích ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ. Trẻ chậm nói thường có sự hạn chế nhất định về khả năng giao tiếp bằng lời nói, trẻ ít khi chủ động trò chuyện hay gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các cuộc tương tác lành mạnh.
Ngoài ra, cũng có một số trẻ chậm nói do khó khăn trong việc diễn tả bằng lời nói hoặc giọng nói của trẻ có phần khó nghe, trẻ nói ngọng, nói lắp, nói không rõ nghĩa khiến cho người khác không thể hiểu rõ hoặc cười chê trẻ. Điều này làm cho trẻ có cảm giác tự ti, mặc cảm và dần có xu hướng tránh né, không muốn giao tiếp và gần gũi với bất kỳ ai.
Chính vì thế, để gia tăng khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần phải chú ý và biết rõ cách tương tác hiệu quả để trẻ chậm nói dần có thể sử dụng lời nói tự tin, linh hoạt hơn. Dưới đây là một số chia sẻ hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thể tương tác, trò chuyện với trẻ chậm nói dễ dàng hơn.
1. Trò chuyện mọi lúc mọi nơi
Trò chuyện mọi lúc mọi nơi là một trong các cách vô cùng hiệu quả và thường xuyên được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để kích thích lời nói cho trẻ chậm nói. Ngay cả khi trẻ vẫn chưa thể nói được bất cứ lời nào, việc cùng trẻ trò chuyện và diễn tả mọi hành động bằng lời nói cũng là cách hiệu quả để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ và dần phát triển khả năng giao tiếp của mình.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trước khi hình thành ngôn ngữ, lời nói thì trẻ nhỏ sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng nghe hiểu. Chính vì thế, việc gia tăng thời gian trò chuyện với trẻ ở nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt rõ về từ ngữ, hiểu rõ cách diễn đạt và dùng từ ở mỗi ngữ cảnh riêng biệt.
Trò chuyện chính là phương pháp kích thích ngôn ngữ hiệu quả đối với mọi đứa trẻ.
Đối với những trẻ chậm nói đơn thuần, trẻ thường chỉ bị hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ nhưng vẫn có thể sinh hoạt và phát triển bình thường về các khía cạnh khác. Do đó, trẻ vẫn có nhu cầu được khám phá và tò mò về mọi thứ xảy ra xung quanh đời sống. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể cùng trẻ trò chuyện về những điều diễn ra hàng ngày, giúp trẻ nhận dạng và hứng thú hơn trong việc trao đổi thông tin.
Ngoài ra, khi trò chuyện và tương tác với trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến cách sử dụng từ ngữ, giọng nói cần rõ ràng, chậm rãi, phát âm chuẩn để trẻ có thể bắt chước và học tập theo. Tuyệt đối không được nói bằng giọng điệu dễ thương giống như đang nói ngọng vì như thế sẽ hình thành nên cách nói sai cho trẻ từ bé, khiến trẻ khó có thể điều chỉnh tốt sau khi trưởng thành.
2. Nói về những điều trẻ thích
Mỗi đứa trẻ sẽ có những sở thích và sự hứng thú riêng biệt đối với một lĩnh vực, hoạt động nào đó. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy chú ý quan sát và tìm kiếm về những chủ đề mà trẻ chậm nói yêu thích để có thể cùng trẻ tìm hiểu và chia sẻ, từ đó giúp trẻ dần nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ, tự tin hơn trong việc giao tiếp bằng lời nói.
Đồng thời, khi nhận thấy trẻ chú ý và tò mò về một điều gì đó, ba mẹ hãy nắm bắt thời cơ và cùng trẻ khám phá, giới thiệu cho trẻ về những điều liên quan đến thứ mà trẻ đang quan sát. Ví dụ như khi trẻ đang ngắm một chú mèo, phụ huynh có thể chỉ cho trẻ cách gọi tên con vật đó, đưa ra những đặc điểm nhận dạng như mèo có bốn chân, có đuôi, ria mép, mèo có khả năng bắt chuột,….để trẻ có thể nhận biết và ghi nhớ tốt hơn.
4. Đọc sách giúp kích thích trẻ nói hiệu quả
Sách được xem là một trong các công cụ tuyệt vời để giúp con người gia tăng vốn từ và cập nhật những kiến thức bổ ích xoay quanh cuộc sống. Đọc sách là thói quen cần được rèn luyện ngay từ bé và nên duy trì cho đến lúc trưởng thành. Nhiều người hay ví von rằng sách chính là những viên ngọc quý mà con người cần phải tận dụng cho đến hết cuộc đời.
Theo đó, sách cũng chính là phương tiện mang đến hiệu quả vượt trội trong quá trình cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm nói. Mặc dù trẻ vẫn chưa biết đọc sách hoặc chưa thể nói và sử dụng ngôn ngữ thành thạo nhưng khi được ba mẹ, người thân đọc sách, truyền tải thông điệp qua sách vở sẽ giúp trẻ dễ dàng học hỏi thêm nhiều vốn từ, biết cách sử dụng từ ngữ hiệu quả hơn.
Để tương tác tốt với trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn những quyển sách phù hợp với lứa tuổi cùng những hình ảnh minh họa sinh động, nội dung đơn giản, dễ hiểu. Khi cùng trẻ đọc sách, ba mẹ cũng nên cho trẻ quan sát thông qua hình ảnh, chỉ cho trẻ về những tình tiết trong câu chuyện và đặt ra những câu hỏi gợi mở để gia tăng sự giao tiếp giữa cả hai.
3. Tương tác với trẻ chậm nói bằng âm nhạc
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, âm nhạc có tác dụng vô cùng hiệu quả và an toàn đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ và tương tác. Các chuyên gia thường xuyên khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc và nghệ thuật từ khi còn bé để giúp trẻ gia tăng trí tưởng tượng, sự sáng tạo, tư duy, phát triển khả năng chủ động nghe, ghi nhớ hiệu quả, hình thành ngôn ngữ sớm.
Âm nhạc giúp trẻ chậm nói gia tăng vốn từ, phát triển trí não, khả năng tư duy và tưởng tượng.Đối với những trẻ chậm nói khi được tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc một cách lành mạnh sẽ giúp trẻ gia tăng khả năng nghe hiểu, cải thiện vốn từ và dễ dàng phát triển ngôn ngữ bằng lời nói. Các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng âm nhạc như một cách tương tác với trẻ chậm nói. Ba mẹ có thể dùng những bài hát thiếu nhi với giai điệu vui tươi để tương tác với trẻ, cùng trẻ hát nối các ca từ để trẻ có thể cải thiện được khả năng nói của bản thân.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể lồng ghép những trò chơi có tiết tấu, âm nhạc để giúp trẻ cải thiện sự tập trung, biết cách sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh chóng hơn. Điều này còn mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển trí não của trẻ. Những đứa trẻ được nghe nhạc hoặc được ba mẹ hát cho nghe từ nhỏ sẽ có trí thông minh vượt trội hơn so với bình thường.
5. Dùng đồ chơi để tương tác với trẻ chậm nói
Sử dụng những loại đồ chơi thông minh được xem là cách tương tác hiệu quả đối với những trẻ chậm nói đang cần được kích thích khả năng giao tiếp bằng lời nói. Phần lớn những trẻ nhỏ đều cảm thấy yêu thích và hứng thú với những loại đồ chơi màu sắc, có những tính năng và công dụng khác nhau.
Vừa chơi vừa học là cách tương tác và kích thích ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói.Các bậc phụ huynh có thể cùng trẻ vui chơi và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất. Trong lúc chơi đùa cùng trẻ, ba mẹ hãy giới thiệu cho trẻ về tên gọi, màu sắc, công dụng, cách chơi và nhiều chi tiết khác nhau về món đồ chơi đó. Khi trẻ cảm thấy bị hấp dẫn bởi món đồ chơi, trẻ sẽ có xu hướng cố gắng để ghi nhớ và dần gia tăng khả năng sử dụng lời nói.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích của mỗi đứa trẻ mà các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn những món đồ chơi phù hợp. Chơi lego, xếp hình, vẽ tranh, búp bê, siêu nhân, nấu ăn, bán hàng,…là những trò chơi tương tác phù hợp cho trẻ chậm nói ở nhiều độ tuổi khác nhau mà các bậc phụ huynh có thể cân nhắc áp dụng đối với trẻ.
7. Trò chuyện ngang tầm mắt với trẻ
Trẻ chậm nói thường dễ mất tập trung và khó có thể ghi nhớ tốt về ngôn ngữ. Do đó, để có thể tương tác và duy trì tốt cuộc trò chuyện với trẻ, ba mẹ nên giữ vị trí ngang với tầm mắt của trẻ. Kể cả khi trẻ phạm phải sai lầm, không muốn hợp tác thì cách tốt nhất là nên ngồi xuống để trẻ có thể nhìn thấy được gương mặt, biểu cảm của bạn, điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh và biết cách lắng nghe hơn.
Theo như chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì việc thường xuyên đặt ra câu hỏi, lựa chọn lời nói phù hợp hoặc kết hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể là các yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, chuyên gia còn cho biết thêm, các bậc phụ huynh thường mắc phải một sai lầm to lớn trong việc tương tác với trẻ nhỏ đó chính là không ngồi xuống ngang tầm mắt với trẻ, không nhìn thẳng vào mắt của trẻ khi nói chuyện.
Khi tương tác với trẻ chậm nói, ba mẹ cần giữ vị trí ngang tầm với trẻ.Các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc ngồi xuống ngang tầm mắt với trẻ trong quá trình tương tác, trò chuyện chính là yếu tố then chốt giúp cho trẻ gia tăng tốt khả năng giao tiếp, đặc biệt là những trẻ chậm nói. Cũng bởi, khi bạn ngồi xuống, trẻ có thể dễ dàng quan sát được các biểu cảm trên gương mặt của bạn một cách rõ ràng.
Đồng thời, đây cũng là một trong những cách thể hiện rằng bạn đang rất tôn trọng và luôn lắng nghe trẻ một cách bình đẳng nhất. Từ đó, trẻ sẽ biết cách lắng nghe, chú ý hơn về lời nói của bạn, đồng thời trẻ cũng sẽ dễ dàng nhìn rõ về cách phát âm, về những cử chỉ trên gương mặt để có thể học hỏi, ghi nhớ và phát triển tốt hơn.
6. Đáp lại và phản ứng với lời nói của trẻ
Trẻ nhỏ luôn mong muốn nhận được sự quan tâm, yêu thương của ba mẹ và những người thân thiết trong gia đình. Do đó, hãy luôn sẵn sàng để có thể đáp lại những lời nói và hành động của trẻ. Khi nhận thấy trẻ đang muốn tương tác hoặc tỏ ra thích thú về một điều gì đó, các bậc phụ huynh cũng nên hưởng ứng, mỉm cười, gật đầu hoặc nói một vài lời nào đó để trẻ cảm nhận được sự quan tâm và có xu hướng gia tăng sự tương tác nhiều hơn nữa.
Đối với những trẻ chậm nói, khi ba mẹ nhận thấy con cố gắng phát ra các âm thanh, từ ngữ nào đó thì hãy lặp lại từ đó một cách chậm rãi, chính xác hơn để con cảm thấy thích thú và gia tăng nhu cầu nói nhiều hơn nữa. Đồng thời, khi con nói được một từ ngữ mới, các bậc phụ huynh cũng đừng quên dành cho con những lời khen, những tràng vỗ tay để trẻ có thêm nhiều động lực hơn trong việc học hỏi và nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của bản thân.
8. Kích thích trẻ nói bằng cách gọi tên sự vật, sự việc
Trẻ chậm nói sẽ dễ dàng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn thông qua các sự vật, sự việc quen thuộc xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày. Do đó, các bậc phụ huynh hãy nên thường xuyên kể tên và giới thiệu cho trẻ về những điều xuất hiện trong đời sống và sinh hoạt của trẻ nhỏ.
Đặc biệt, khi nhận thấy trẻ đang nhìn và quan sát về một điều gì đó, ba mẹ hãy sử dụng lời nói để có thể diễn tả cho trẻ hiểu rõ hơn. Bằng cách tương tác này trẻ chậm nói sẽ dễ dàng hơn trong việc kết nối ngôn ngữ, giúp não bộ hoạt động nhanh chóng và ghi nhớ hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi trẻ đang nhìn vào bàn tay của chính mình, hãy nói với trẻ rằng “Đây là bàn tay của con đó, tay dùng để làm gì nhỉ?”. Nhờ vào những lời nói cụ thể, ba mẹ có thể giúp trẻ mở rộng thêm về thế giới quan của mình và có thêm nhiều vốn từ để sử dụng chúng trong các trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể dùng lời nói để giới thiệu cho trẻ biết về những hoạt động, sự vật đang diễn ra xung quanh. Ví dụ như trẻ đang quan sát mẹ nấu ăn thì hãy nói với trẻ rằng “Mẹ đang nấu ăn, đang lặt rau hoặc đang chiên trứng,…”.Dù trẻ vẫn chưa biết nói nhưng thông qua những lời nói nghe được từ ba mẹ, trẻ có thể hiểu và phân biệt được rõ các hành động đang diễn ra và dần phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
9. Hành động lần lượt và chờ đợi
Quá trình tương tác với trẻ chậm nói không thể diễn ra một cách gấp gáp hoặc gượng ép. Cũng bởi những đứa trẻ này có vốn từ vô cùng hạn hẹp và trẻ đôi khi không biết cách diễn tả tốt những gì mình đang muốn chia sẻ bằng lời nói cụ thể.
Phụ huynh cần phải kiên nhẫn và biết cách chờ đợi câu trả lời của trẻ nhỏ.Do đó, khi trò chuyện hoặc đặt ra câu hỏi cho trẻ, ba mẹ cũng nên kiên trì và cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để trẻ có thể hiểu, tìm kiếm cách phản ứng, tương tác hiệu quả hơn. Điều này cũng dần giúp cho trẻ hiểu được sự quan trọng của việc đối đáp, biết rõ hơn về khái niệm chờ đợi và lần lượt trong giao tiếp, từ đó trẻ cũng sẽ cố gắng gia tăng ngôn ngữ để kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc về một số cách tương tác với trẻ chậm nói để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tự tin, hiệu quả hơn. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu chậm nói của trẻ, các bậc phụ huynh cũng nên nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám, đánh giá để biết rõ nguyên nhân, từ đó có biện pháp hỗ trợ và can thiệp tốt nhất cho trẻ.
Nguồn: https://giaoducnhc.vn/