Bí Quyết Để Trở Thành Tâm Điểm Của Mọi Cuộc Trò Chuyện
Kỹ năng nói chuyện thu hút là kỹ năng quan trọng, giúp bạn thăng tiến và dễ dàng thành công trong mọi lĩnh vực.
Nói chuyện hay là gì?
Nói chuyện hay là khả năng giao tiếp hiệu quả và truyền đạt một cách logic, cũng như hấp dẫn đến người nghe. Điều này không chỉ bao gồm việc nói rõ ràng và mạch lạc mà còn bao gồm các kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Khác hoàn toàn với kiểu nói chuyện tám dóc, nói chuyện hay là bạn phải có trí tuệ, biết cách truyền đạt, thuyết phục người nghe. Bên cạnh đó, bạn cần mang đến cho người nghe sự thỏa mãn về chủ đề mà bạn nói tới.
Thủ thuật nói chuyện hay
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng của người nói chuyện hay:
Chuẩn bị nội dung nói chuyện
Tất nhiên rồi, điều đầu tiên để muốn nói chuyện hay - thu hút là bạn cần chuẩn bị tốt nội dung của buổi trò chuyện đó, nội dung càng chi tiết càng tốt, bạn có thể tự mình tạo nên một cuộc hội thoại, và chuẩn bị những câu hỏi lẫn câu trả lời. Nó giống như là bạn soạn sẵn một kịch bản trong đầu, như vậy bạn sẽ chủ động và trò chuyên một cách hiệu quả, mang đến nhiều ấn tượng cho người đối diện, người mà bạn giao tiếp.
Hãy là người biết lắng nghe
Có thể bạn thấy lạ, vì sao biết cách nói chuyện lại phải biết cách lắng nghe?
Lý do là bạn cần phải cân bằng giữa việc nói và việc nghe mới là người tinh tế và đầy trí tuệ. Không thể bạn cứ thao thao bất tuyệt mà không cho ai nói cả. Mà chúng ta thường có xu hướng chỉ quan tâm đến mình, đạt mình là trung tâm nên rất nhiều người phạm sai lầm - đó chính là dành nói về mình quá nhiều. Như vậy thành ra sẽ làm bạn bị kém duyên đi đấy.
Bạn hãy nói và dừng lại nghe một cách thông minh. Đồng thời, có thể phản hồi bằng cách gật đầu hoặc nói những từ như "Đúng vậy", "Tôi hiểu"..., để thể hiện bạn đang chú ý.
Vì vậy, nói chuyện hay - thu hút cũng cần song song lắng nghe.
Tự đặt những tình huống có thể xảy ra
Trong quá trình giao tiếp, đặc biệt là những cuộc hội thảo, sự kiện, talkshow, giao lưu tọa đàm... những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, do đó, việc bạn chuẩn bị, dự tính những tình huống có thể xảy ra, những câu hỏi người đối diện có thể hỏi. Sau đó, bạn sẽ tự tìm câu trả lời, tự mình trả lời, càng đặt ra nhiều tình huống bạn sẽ càng giảm thiểu rủi ro hay nói không rành mạch khi giao tiếp. Như vậy, bạn sẽ càng tự tin và tỏa sáng.
Phải có tri thức
Muốn nói chuyện hay thì bạn phải có kiến thức, câu nói cần có hàm lượng tri thức, đặc biệt là kiến thức liên quan đến buổi trò chuyện đó. Càng đào sau kiến thức bạn sẽ biết cách nói hay hơn, cũng như có đủ kiến thức để giải đáp, đặt ra những vấn đề xoay quanh câu chuyện đó hoặc mở rộng để buổi trò chuyện thêm phần hấp dẫn.
Nói chung bạn phải thật sự hiểu rất rõ về chủ đề buổi trò chuyện này.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngoài nói chuyện hay, có kiến thức bạn cũng cần có một phong thái tự tin, duyên dáng. Kết hợp ngôn ngữ có thể để thể hiện cảm xúc cũng như sự quan tâm vào câu chuyện đó. Bạn nên sử dụng ánh mắt và biểu cảm phù hợp trong cuộc giao tiếp, nhằm góp phần truyền đát thông điệp của mình. Và có thể bạn không biết, nhưng ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp nói chuyện hay, giao tiếp hiệu quả.
Ngôn ngữ cơ thể không thể diễn tả thành lời cũng không dễ dàng bắt chước được, mà nó là một quá trình bạn nhuần nhuyễn, tự tin và từ đó tạo nên một thần thái riêng cho bản thân.
Phát triển vốn từ
Hãy thường xuyên đọc sách và tham khảo tài liệu, xem video hay các bài viết trên mạng, nhưng cần chọn lọc để mở rộng vốn từ vựng và hiểu biết, giúp bạn có nhiều chủ đề để trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tích lũy từ vựng thực tế những từ mới, kiến thức thú vị, mà bạn nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày và luyện tập sử dụng chúng.
Một người có kiến thức uyên thâm chỉ cần nói vài câu là người đối diện sẽ nhận ra trình độ của bạn thế nào? Do đó, hãy luôn là người học hỏi ngày ngày, tháng tháng, năm năm.
Cải thiện ngữ điệu và giọng nói
Khi nói bạn cần kiểm soát tốc độ nói, âm lượng cũng như điều hòa hơi thở. Hít thở sâu để nói trôi chảy, âm lượng phát ra hay hơn, khiến người đối diện dễ nghe hơn. Nhiều ngưòi có thể không quan tâm nhiều đến ngữ điệu và giọng nói, nhưng thật ra nó lại rất quan trọng. Giọng nói của bạn có thể không hay, nhưng nói rõ ràng, tốc độ vừa phải, sẽ tạo thiện cảm cho người đối diện.
Ngoài ra, bạn cũng nên linh hoạt thay đổi giọng nói của bạn theo từng cảm xúc để tạo sự thu hút.
Sự chân thành
Khi giao tiếp bạn phải có sự chân thành, bạn phải thực sự đặt cái tâm của mình vào chủ đề đó, nếu chỉ nịnh nọt, màu mè, khoa trương thì chính bản thân bạn cũng thấy mệt mỏi, và người đối diện cũng có thể dễ dàng nhận ra.
Con người chúng ta có cái hay là dù là lời nói nhưng nó có thể tỏa ra sự ấm áp nếu lời nói đó xuất phát từ chân tình, tấm lòng của bạn. Vì vậy, hãy luôn là một con người chân thành, thấu hiểu và đồng cảm trong mọi cuộc giao tiếp.
Con người với nhau hãy nên dùng chân tình đổi lấy chân tình, hãy trao đi sự chân thành mỗi khi giao tiếp. Điều này sẽ giúp bạn có những mối quan hệ tốt hơn và tạo sự tin tưởng cho người đối diện.
Tính phù hợp
Khi giao tiếp, nói chuyện bạn cần nắm rõ nguyên tắc đó là tính phù hợp. Tức là nói chuyện phải phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh, đối tượng, mục tiêu và nơi mình nói của cuộc giao tiếp này. Hay giao tiếp đang xảy ra ở đâu, lúc nào và người giao tiếp là ai, đồng thời cùng cần xem xét kỹ độ tuổi, nghề nghiệp, văn hóa của người giao tiếp, để từ đó điều chỉnh cho hài hòa.
Tạo tính tương tác
Đừng chỉ nói một mình. Hãy đặt câu hỏi, đưa ra những ý kiến để khuyến khích người khác tham gia vào cuộc trò chuyện. Tập trung vào người đối diện, tránh nhìn chằm chằm vào điện thoại hoặc xung quanh. Hãy tập trung vào cuộc trò chuyện để thể hiện sự quan tâm. Chia sẻ nhiều hơn về câu chuyện của bản thân để tạo sự tương tác.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
Tránh từ ngữ bóng bẩy, hoa mỹ. Thay vào đó, hãy sử dụng những từ ngữ quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: thay vì nói "tối ưu hóa trải nghiệm người dùng", bạn có thể nói "làm cho người dùng cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn". Dùng câu ngắn gọn, câu càng ngắn, càng dễ hiểu. Tránh những câu dài dòng, rườm rà, dễ gây nhàm chán. Tránh thuật ngữ chuyên môn, nếu bắt buộc phải sử dụng thuật ngữ, hãy giải thích ngay sau đó bằng một câu đơn giản. Nên sử dụng ví dụ minh họa sẽ giúp người nghe dễ hình dung hơn về những gì bạn đang nói. So sánh những điều mới mẻ với những thứ mà người nghe đã biết sẽ giúp họ dễ hiểu hơn. Lặp lại những ý chính bằng những cách diễn đạt khác nhau sẽ giúp người nghe ghi nhớ lâu hơn.
Tự tin vào bản thân
Tự tin trong giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp bạn xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, đạt được mục tiêu và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự tin khi giao tiếp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân, đừng lo lắng. Mọi người đều mắc lỗi. Đừng quá lo lắng về việc nói sai. Quan trọng là bạn có thái độ cầu tiến và sẵn sàng học hỏi. Thực hành thường xuyên, càng nói chuyện nhiều, bạn càng trở nên tự tin và lưu loát hơn. Sự tự tin là yếu tố quan trọng giúp bạn thu hút người khác.
Thực hành thường xuyên
Đúng vậy, thực hành thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường sự tự tin trong giao tiếp. Càng có nhiều cơ hội để giao tiếp, bạn càng quen thuộc với các tình huống khác nhau và tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân.
Một số cách để thực hành giao tiếp: nói chuyện với bản thân, tham gia các cuộc trò chuyện, tham gia các hoạt động xã hội, tìm một người bạn đồng hành, thuyết trình trước công chúng
Tìm được người "thầy" đúng
Việc tìm kiếm một người hướng dẫn hoặc tài liệu phù hợp sẽ giúp bạn có được lộ trình học tập hiệu quả và đạt được mục tiêu giao tiếp tốt hơn. Thay vì tự mày mò, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách học từ những người có kinh nghiệm và những tài liệu đã được đúc kết. Việc học cùng người khác hoặc theo một chương trình học cụ thể sẽ giúp bạn có thêm động lực để duy trì quá trình học tập. Ngoài ra, bạn được hướng dẫn chuyên sâu, nhận được phản hồi, được chia sẻ nhiều kinh nghiệm...
Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại những gì cần nói
Một trong những điều nguy hiểm khi nói, đó chính là đứt mạch nửa chừng, và không biết phải bắt đầu lại từ đâu, gọi là đứt mạch cảm xúc. Và đôi khi là quên bài đột ngột, dẫn đến cứng miệng ngay lúc đang nói. Điều này rất thường xay ra, dù là với những người có kinh nghiệm.
Vì vậy cách tốt nhất, là vẽ sơ đồ tư duy, để đơn giản hóa tiến trình, và tạo ra nhiều phương án rẽ nhánh phù hợp, lỡ "bí" hướng này, thì ta xoay chuyển hướng khác. Và hạn chế tối đã tình trạng đứt mạch cảm xúc hoặc "cứng họng", "đơ" luôn.
Biểu đồ giao tiếp thành công
Tri thức là yếu tố đứng đầu trong các cuộc giao tiếp chiếm 50%, nếu bạn không có tri thức thì tất cả chỉ là vô nghĩa, nói chuyện sáo rỗng. Trong khi đó, chuẩn bị nội dung nói chuyện, biết lắng nghe, đặt tình huống có thể xảy ra, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, phát triển vốn từ, cải thiện ngữ điệu, tính phù hơp và giọng nói và giao tiếp bằng sự chân thành chiếm 50% còn lại.
Điều này chứng minh một điều, tri thức là cốt lõi của con người, đừng chạy theo bề ngoài, lời nói suông mà không chứa đựng tri thức.
Kết luận
Kỹ năng nói chuyện hay là một quá trình luyện tập và tích lũy. Hãy luôn học hỏi mỗi ngày, trao dồi kiến thức và không ngừng cải thiện!
Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và hỗ trợ:
- Hotline: 0906 867 499
- Email: giaothuongsng@gmail.com