Vai Trò, Quyền Hạn Và Quyền Lợi Của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Chuyện thật như đùa, trong thời gian dài làm cố vấn doanh nghiệp cuối cùng tôi lại gặp lời than khổ từ một chị chủ tịch đại gia. Chị đầy ấm ức và điện thoại cho tôi, nói rằng một cổ đông cúa tập đoàn đã nói thằng trên nhóm chung rằng: "CHỦ TỊCH không tham gia điều hành, không được phép nhận lương".
Tôi mới hỏi lại: "Thế chị trả lời sao?". Chị bảo hồi giờ chị làm chủ tịch, đại đa số theo bản năng, và cứ làm thôi, nhưng đến một ngày có cổ đông hỏi, chị phải trả trả lời một cách chính quy, thì chị hơi lùng túng nên nhờ tôi giúp. OK Chị. Em viết ra đây mọi người cùng xem luôn. Và cũng giúp cho những chủ tịch mới nhận chức hoặc chủ tịch lúng túng biết cách ứng xử chuẩn và đẳng cấp.
Thông thường trong tập đoàn lớn, chủ tịch phải có vai trò và nhiệm vụ của chủ tịch
1: Quản lý, làm việc với ban giám đốc và những những chức danh giám đốc.
2: Làm việc với ban quản trị và ban cố vấn
3: Làm việc với nhà đầu tư, đối tác.
Chủ tịch không phải là giám đốc điều hành, mà đi làm công việc trực tiếp tại chi nhánh, tại doanh nghiệp. Những việc này có Giám đốc điều hành lo.
Nhưng vai trò của chủ tịch là vô cùng to lớn, không có chủ tịch, chẳng ai đủ niềm tin mà đầu tư vào cả. Chủ tịch là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và đối tác, cổ đông, nhà đầu tư. Vì vậy UY TÍN và KIẾN THỨC của chủ tịch tập đoàn phải rộng lớn và thâm sâu.
Chủ tịch thường có mức lương cao hơn hoặc bằng giám đốc điều hành và trong trường hợp kêu gọi đầu tư ngon, sẽ được có rất nhiều quyền lợi cho chủ tịch, vì không phải ai cũng làm được chức vụ này và cũng không phải ai cũng đủ khả năng làm.
Và cũng chẳng ai làm không chức vụ này cả. Tất cả cổ đông đầu tư, thì được chia % theo tỷ lệ, dù có làm hay không, có chức hay không có chức, thì vẫn được chia giống nhau. Còn mỗi chức vụ sẽ có một mức lương khác nhau.
Và sẽ theo thứ tự từ cao xuống thấp: Chủ tịch, giám đốc điều hành, phó chủ tịch, phó giám đốc, quản lý,...
Quyền hạn của chủ tịch
Thông thường, chủ tịch là người có cổ phần lớn nhất của doanh nghiệp, hoặc là người có ảnh hưởng vô cùng to lớn, rất khó để thay thế. Vì vậy quyền lực của chủ tịch cũng vô cùng lớn, phải kể đến là:
- Quản lý ban quản trị
- Quản lý ban giám đốc, bao gồm cả giám đốc điều hành
- Quyết định đầu tư, hợp tác
- Định hướng cho doanh nghiệp phát triển, và phải theo một lộ trình nào đó.
- Tham gia vào việc GIỮ TIỀN.
Và đôi khi một số trường hợp, thay máu, hoặc đổi mới toàn bộ doanh nghiệp. Thì chỉ có người chủ thực sự của doanh nghiệp mới dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ tầm nhìn.
Và chuyển đổi số doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng đó, vì vậy cần phải có người dám quyết định, dám chịu trách nhiệm và có tầm nhìn tương lai, thì mới có thể chuyển đổi số thành công. Vâng, chính anh, chủ tịch, chủ doanh nghiệp phải ra quyết định này.
Một số quyền lợi chủ tịch được hưởng
- Lương hàng tháng
- Trợ cấp, sinh hoạt, tiếp khách
- Tài xế, vệ sỹ
- Nhà ở, phương tiện đi lại
- Phần trăm thưởng theo doanh thu, lợi nhuận, cổ phần, cổ tức.
Như vậy, qua bài viết này, mọi người hiểu rõ vai trò của chủ tịch tập đoàn. Và cũng nhờ đó, sẽ tránh được xung đột quyền điều hành với giám đốc điều hành.
Và tùy vào mỗi công ty, quyền hạn của chủ tịch sẽ được thêm hoặc bớt, không cố định.