Trà hoa hòe khô
- Thành phần: 100% nụ hoa hoè sấy khô, không sử dụng hóa chất và chất bảo quản, sạch – an toàn – tốt cho sức khỏe.
- Hướng dẫn sử dụng: Trà hoa hòe khô sử dụng hãm như các loại trà khác. Mỗi lần sử dụng 7- 10 gram hoa hồi khô pha hãm ấm trà ( nhiệt độ pha trà chuẩn nhất 90 độ C). rồi nhanh chóng đổ đi để cánh trà nở. Tiếp tục đổ nước sôi vào hãm khoảng từ 5-7 phút rồi thưởng thức.
- Chú ý: Không nên ủ quá lâu nếu không muốn trà bị đắng.
- Quy cách đóng gói: Theo túi 1kg.
- Hướng dẫn bảo quản: Để nơi khô ráo, không ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Xuất xứ: Việt Nam
- Ngày sản xuất: In trên bao bì sản phẩm
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất
Lưu ý: Thực phẩm trà bổ dưỡng cho sức khỏe, có thể mua về tặng người thân hoặc để dự trữ mỗi khi gặp các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế các loại thuốc chữa bệnh.
Hoa hòe là gì?Hoa hòe có tên khoa học là Sophora japonica Linn. Ngoài tên gọi là hoa hòe quen thuộc thì chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như hòe thực, hòe nhụy, hòe hoa tán, hòe giáp, hòe mễ, hòe hoa,… Ở nước ta hoa hòe thường mọc hoang và được trồng nhiều ở nhiều nơi khác nhau chứ không cố định.
Hoa hòe có vị đắng nhẹ, và có mùi thơm đặc trưng. Hoa chứa một loạt các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và có lợi. Ngoài ra, còn có flavonoid, troxerutin và oxymatrine, đóng vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ. Những dưỡng chất này đã nhiều lần được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn. Người ta thường dùng hoa hòe khi nụ hoa còn chưa nở để phơi hoặc sấy khô. Việc sấy khô hoa là để làm thuốc trị một số loại bệnh hoặc pha trà uống để thanh nhiệt, giải độc ngày hè.
Đặc điểm của cây hoa hòe- Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ hay hòe hoa có nguồn gốc từ khu vực Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản.
- Cây hoa hòe có đặc điểm với thân cao từ 7 -10m, thậm chí có thể lên đến 25m. Nhánh của cây này thường rất nhỏ, có màu xanh lục, có thể có lông hoặc không.
- Lá thường mọc so le, có dạng hình trứng hoặc hình trứng hẹp. Mép nguyên, không có hình răng cưa, mặt trên chứa lông và lớp phấn trắng.
- Hoa thường có màu trắng, mọc thành từng chùm nhỏ ở ngọn. Màu trắng của hoa thể hiện sự mỏng manh nên cây thường được trồng làm cảnh trong nhà.
- Bộ phận thường được dùng làm dược liệu chủ yếu là nụ hoa chưa nở, lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất. Nếu hoa đã nở, hàm lượng rutin giảm rõ rệt nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa. Lúc này, hoa hòe sẽ có lượng tinh chất trọn vẹn nhất.
Trà hoa hòe là những nụ hoa hòe được thu hái và sấy khô. Sử dụng trà hoa hòe thường xuyên sẽ mang lại những tác dụng không ngờ cho sức khỏe.
Trà hoa hòe có tác dụng với bệnh trĩCác hợp chất có trong hoa hòe có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin có đặc tính vận mạch, là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, oxymatrine trong hoa hòe cũng được biết đến là chất giúp giảm sưng liên quan đến các mạch máu suy yếu.
Tuy nhiên, chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe sẽ có tác dụng hơi chậm và cần phải thật sự kiên trì kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sống hằng ngày.
Trà hoa hòe tốt cho tim mạchTrà hoa hòe có khả năng làm thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh. Ngoài ra chất oxymatrine trong hoa hòe có thể bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể.
Giúp an thần, ngủ ngonTrong cuộc sống tất bật ngày nay, việc bị mất ngủ đã trở thành căn bệnh phổ biến. Bệnh mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân như căng thẳng, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá, ngủ ngày nhiều, ngủ không sâu giấc… Vì vậy., việc tìm được một loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất được quan tâm.
Trong trà hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hiện nay, có rất nhiều người đã và đang sử dụng trà hoa hòe để điều trị bệnh mất ngủ.
Giúp điều trị bệnh cao huyết ápTrong trà hoa hòe có chứa hoạt chất rutin thuộc nhóm Flavonoid Aglycon. Và vitamin P, cả hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch.
Bệnh cao huyết áp hình thành có thể là do cơ thể thiếu đi vitamin P, làm chất chịu đựng của mao mạch bị giảm. Vì thế để bổ sung thêm 2 loại dưỡng chất này, người ta đã sử dụng trà hoa hòe. Uống trà hoa hòe thường xuyên sẽ làm giảm và điều hòa huyết áp. Đồng thời, còn phòng ngừa biến chứng của bệnh huyết áp cao như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.
Chữa các bệnh xuất huyếtHàm lượng rutin có trong hoa chiếm 34% có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch. Ngoài ra, còn làm tăng cường độ bền mao mạch, giúp hỗ trợ cầm máu hiệu quả. Vì thế, loại dược liệu này có thể được dùng để chữa các bệnh như chảy máu cam, rong kinh, băng huyết, huyết áp tăng… Trà hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu.
Trà hoa hòe có tác dụng giảm cânNgoài những tác dụng chữa bệnh thì trà hoa hòe còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân an toàn. Loại dược liệu này giúp làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, loại bỏ đi lượng độc tố, làm giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan. Vì thế, việc uống trà hoa hòe mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Hoa hòe làm giảm bệnh viêm khớpVới khả năng chống viêm mạnh, trà hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng và viêm đối với những bệnh nhân đang bị viêm khớp mạn tính. Bạn có thể áp dụng việc uống trà hoa hòe để làm giảm đi tính trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị bằng thuốc thì tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tác dụng của hoa hòe với bà bầuHoa hòe thường có vị đắng, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Vì thế loại thảo dược này hoàn toàn không phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Bởi vì hoa hòe sẽ làm co bóp tử cung, bị nhẹ thì chỉ bị động thai nhưng nếu nặng sẽ gây ra tình trạng sảy thai. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng hoa hòe cho phụ nữ đang mang thai.
Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú cũng hoàn toàn không được sử dụng. Không chỉ là trà hoa hòe, mà tất cả những sản phẩm hay thực phẩm từ hoa hòe đều không được sử dụng. Việc sử dụng không đúng cách đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và em bé.
Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không?- Hoa hòe là một loại dược liệu dân gian giúp hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả. Đồng thời lại chứa những dưỡng chất có thể hỗ trợ đường tiêu hóa hiệu quả.
- Trong hoa hòe có chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng kích thích quá trình tiết dịch tại ruột già, bảo vệ vùng niêm mạc, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
- Ngoài ra, thành phần của hoạt chất Rutin có trong hoa hòe có tác dụng giúp giảm lực cơ trơn tại đại tràng. Vì thế, nó có thể giúp làm giảm các cơn đau co thắt đại tràng ở đối tượng bị bệnh đại tràng mãn tính.
Dựa trên những tác dụng ở trên, thì câu hỏi trà hoa hòe có ảnh hưởng tới dạ dày không? Câu trả lời ở đây là không. Ngược lại, hoa hòe là một dược liệu cực kì tốt cho dạ dày.
Hoa hòe có tác dụng giảm cân không?Bệnh béo phì ngày nay là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng, do chế độ ăn dư thừa chất dinh dưỡng. Đối với những người bị béo phì, thì thức uống có thể hỗ trợ giảm cân tốt nhất chính là trà hoa hòe.
Lượng chất trong trà hoa hòe cực kỳ tốt cho những người cần tiêu hao lượng mỡ trong cơ thể. Trà hoa hòe triệt tiêu mỡ, ngăn cản sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa béo và giảm mỡ máu đơn giản
- Bài 1: Đun sôi 10g hoa hòe, 10g hoa cúc, 10g hoa tam thất với 1 lít nước trong vòng 15-20 phút, sau đó uống như nước trà. Bài thuốc này có hiệu quả đối với những người béo phì có kèm huyết áp cao, mỡ máu cao, đau đầu, chóng mặt.
- Bài 2: Đun sôi 10g đường trắng cho tan hết đường, tiếp tục cho hỗn hợp 60g quả dâu, 60g vừng đen, 30 gạo tẻ, 10g hoa hòe (hỗn hợp đã được giã nát) vào. Uống bài thuốc này giúp giảm mỡ máu và giảm béo phì nhanh chóng.
Ngoài ra, việc có thể giảm mỡ thành công cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập. Trà hoa hòe chi hỗ trợ giảm cân chứ không hoàn toàn làm giảm mỡ nhanh chóng. Bạn cần kiên trì và thực hiện chế độ ăn, uống, tập luyện đầy đủ để giảm cân hiệu quả.
Cách pha trà hoa hòe thơm ngonTrà hoa hòe được biết đến như một loại thuốc chữa trị các thứ bệnh tim mạch, huyết áp, giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn. Cách pha trà cũng khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể học cách pha cho cả gia đình sử dụng.
Nguyên liệu
Khoảng 20 – 30g hoa hòe khô.
Cách pha trà
– Bạn cho hoa vào ấm trà. Nếu được thì bạn nên sử dụng các loại ấm sứ hoặc gốm chuyên dụng trong pha trà truyền thống. Nếu không đủ dụng cụ, bạn có thể sử dụng bình uống nước bằng thủy tinh.
– Dùng nước đã đun nóng khoảng 90 – 95°C để pha. Bạn nhớ đầu tiên tráng qua bằng nước sôi cho ấm nóng, sạch bụi bẩn từ hoa rồi sau đó đổ nước tráng đi.
– Sau đó bạn rót nước vừa đun sôi vào với lượng nước khoảng 300ml tức là 10g hoa hòe tương đương 100ml nước. Sau 5 – 7 phút thì nụ hòe đã ngấm dần nước sẽ bị chìm lắng xuống dưới, bạn có thể rót trà ra thưởng thức được rồi. Nếu nụ hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi.
– Ngoài ra, bạn có thể có thể cho hoa hòe vào ấm sau đó bạn đổ nước và đun sôi trong thời gian khoảng từ 1 – 2 phút. Lưu ý rằng khi uống hết nước trà pha lần thứ nhất thì trà tan ra chiết xuất khoảng 55%, pha lần thứ hai khoảng 30%, lần thứ ba còn khoảng 10% hương vị trà. Vì thế, mỗi lần dùng trà bạn phải pha 3 – 4 lần nước sôi mới tận dụng được hết hương vị.
Lượng hoa mà bạn pha trà có thể tự điều chỉnh cho thích hợp. Nếu bạn cho quá nhiều thì trà sẽ có màu sẫm và vị hơi đắng. Nếu bạn cho quá ít thì trà sẽ có màu vàng nhạt và vị ngọt nhẹ. Bạn cho lượng vừa phải thì trà có màu vàng, vị ngọt mát rất dễ uống.
Lưu ý khi sử dụng trà hoa hòeMặc dù trà hoa hòe vừa tốt cho sức khỏe lại có công dụng trị bệnh nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại trà thơm ngon này. Có một số lưu ý bạn cần ghi nhớ khi sử dụng hoa hòe để tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé.
Đối tượng không nên dùng hoa hòeLoại hoa này có tính hơi lạnh nên những người hay đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng, người bị thiếu máu không nên dùng. Nếu cần sử dụng trà hoa hòe thì phải do thầy thuốc chỉ định và có sự phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Ngoài ra, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú đều không được tự ý sử dụng.
Không chỉ vậy, bởi vì hoa hòe có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp, giúp hạ áp nhanh chóng nên sẽ rất có hại cho những người cơ địa huyết áp thấp vì dễ gây choáng và chóng mặt cho người dùng.
Tránh sử dụng hoa hòe kém chất lượngBạn có thể sử dụng phải nụ hoa hòe kém chất lượng do mua nhầm nhà sản xuất làm giả nụ hoa hòe, quy trình chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hay nụ hoa hòe để lâu đã bị biến chất. Sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu khi dùng phải những sản phẩm như vậy.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều mặt hàng hoa hòe kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, bạn nên tìm mua hoa hòe ở những địa chỉ bán hàng uy tín, có giấy phép hoạt động và đã được nhiều người tin dùng để đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm mà bạn sử dụng.
Không nên lạm dụng hoa hòe quá mứcNụ hoa hòe hoàn toàn không có độc tính, tác dụng phụ nếu có cũng không đáng kể với phân lượng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, chính vì nụ hoa hòe hoàn toàn lành tính và có tác dụng tốt nên nhiều người bệnh có tâm lý lạm dụng quá mức dẫn đến gây hại cho cơ thể.
Ví dụ, hoa hòe có tác dụng chữa tiêu chảy, đi ngoài ra máu, tuy nhiên lại là thảo dược có tính hàn. Nếu bạn dùng quá liều lượng thì không những không chữa được bệnh mà còn khiến chứng tiêu chảy có thể bị trầm trọng thêm.
Hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốcHoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc Tây hoặc bất cứ loại thảo dược hay thực phẩm bạn sử dụng. Tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của dược liệu này. Vì vậy, hãy thận trọng thông báo cho thầy thuốc biết tất cả những loại thuốc bạn đang dùng. Điều đó bao gồm cả thuốc tân dược và thuốc có nguồn gốc từ thảo dược.
Bạn nên nhờ sự tư vấn của thầy thuốc để có chế độ kiêng cữ thích hợp trong ăn uống khi dùng hoa hòe thường xuyên. Trong thời gian được điều trị với hoa hòe, nếu bạn nhận thấy có bất cứ tác dụng phụ nào xấu xảy ra hoặc các triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục tăng nặng thì nên ngưng dùng ngay và tìm kiếm phương pháp chữa trị khác phù hợp hơn.
Không chỉ đẹp mà hoa hòe còn là một trong những dược liệu hàng đầu trong y học cổ truyền Việt Nam, rất có lợi cho hệ thống tuần hoàn, giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch tối ưu. Do đó, bạn có thể vừa tận dụng trồng hoa hòe làm cảnh và thu hái hoa để làm trà uống cũng rất tốt cho sức khỏe nhé.
Lời kếtTrà hoa hòe được nhiều người yêu thích bởi hương vị cũng như những công dụng của nó. Để trà hoa hòe phát huy được những tác dụng tốt nhất thì bạn cần phải tìm mua được loại trà ngon và chất lượng. Bạn có thể tìm hiểu loại trà hoa hòe tại VeryNgon với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn.