
Hướng Dẫn Xử Lý Nghẹt Thở Ở Trẻ Em
Cùng nhau tìm hiểu cách sơ cứu trẻ bị nghẹt thở nhé!
1. Trẻ Bị Nghẹt Thở
Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nghẹt thở do dị vật đường thở. Trẻ có thể bị nghẹn do thức ăn, hoặc do trẻ cho các đồ vật vào miệng và gây tắc đường thở.
2. Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Nghẹt Thở
- Tắc nghẽn nhẹ: Trẻ có thể nói, ho và thở.
- Tắc nghẽn nặng: Trẻ không thể nói, ho hoặc thở, và cuối cùng không còn phản ứng.
3. Mục tiêu xử lý
- Loại bỏ tắc nghẽn.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.
4. Cách xử lý để trẻ em hết bị nghẹt thở
Điểm qua các bước giúp trẻ hết bị nghẹt thở
Bước 1: Giữ nạn nhân nằm úp, mặt xuống cẳng tay và đùi người cứu hộ
- Đặt trẻ nằm úp , dung gốc bàn tay kia vỗ vào vùng giữa hai xương bả vai của trẻ không quá năm lần.
- Đối với trẻ từ 1 tuổi đến tuổi dậy thì, hãy khuyến khích trẻ ho ra dị vật hoặc từ từ di dời dị vật ra khỏi họng.
Bước 2: Xoay người trẻ lại để trẻ nằm ngửa lên chân kia của người cứu hộ
- Dùng ngón tay của bạn để loại bỏ dị vật nhìn thấy được. Không dung ngón tay để làm sạch miệng trẻ vì có thể đẩy dị vật xuống cổ họng.
- Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, nếu không thể nói hãy bắt đầu vỗ lưng hỗ trợ bé. Trong trường hợp vỗ lưng thất bại, hãy thử ép vùng bụng trên của trẻ, kéo mạnh theo hướng lên trên không quá năm lần cho đến khi loại bỏ dị vật.
Bước 3: Gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện
- Trong trường hợp bị nghiêm trọng hoặc trẻ bắt đầu phản ứng yếu dần, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
5. Lưu ý quan trọng
- Không cố gắng lấy dị vật bằng ngón tay nếu bạn không nhìn thấy nó: Việc này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Tránh di chuyển nạn nhân nếu nghi ngờ có tổn thương nghiêm trọng.
- Gọi cấp cứu ngay lập tức (115) nếu trẻ mất ý thức hoặc không thể thở được: Trong khi chờ cấp cứu đến, hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp sơ cứu.
6. Kết luận
Khi trẻ bị nghẹt thở, điều quan trọng nhất là phải nhận biết nhanh các dấu hiệu, xử lý kịp thời và đúng cách tùy theo nguyên nhân (dị vật hay bệnh lý), và gọi cấp cứu ngay lập tức nếu tình trạng nghiêm trọng. Đồng thời, phòng ngừa là chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ nghẹt thở ở trẻ.