
Công Ty TNHH TM&DV Hạnh Duy - HD Group

HD GROUP tiền thân là Công ty TNHH TM&DV Hạnh Duy (HD) được thành lập từ năm 2003. Hơn 15 năm hoạt động, HDGroup không ngừng tìm kiếm những Đối tác uy tín nhất để cùng xây dựng hệ thống bán hàng rộng khắp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… đồng thời, mở rộng sang các tỉnh bạn thuộc Vương quốc Campuchia, Myanmar. Trong số 18 đối tác, nhiều đơn vị đã gắn bó với HD ngay từ buổi sơ khai như: Rohto, Trung Nguyên, Fonterra,…
Về chúng tôi
Với sự nỗ lực hết mình, HD luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ bền vững này để cùng cam kết thực hiện theo mục tiêu đã đề ra, tạo uy tín dài lâu với hàng triệu người tiêu dùng tín nhiệm thông qua hơn 6000 điểm bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại… trong và ngoài nước.
Bằng uy tín & thương hiệu, HD không ngừng phát triển lớn mạnh, từ năm 2011 HD vươn lên thành HD Group với nhiều ngành nghề mở rộng. HD Group đã mở văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, Myanmar, VP đại diện tại TP. Châu Đốc và các công ty trực thuộc: Công ty TNHH phân phối AD (AN GIANG DISTRIBUTION), Công ty TECHCONS LONG XUYÊN, HD LAND, HD CONSUMER, HD RESOURCE.
Tầm nhìn
Trở thành một tập đoàn lớn tại Việt Nam vì sự phát triển của: Trí lực - Thể lực - Tinh thần của con người.
Sứ mệnh
Không ngừng vươn lên vì sự thành đạt của mỗi thành viên.
Giá trị cốt lõi
TÂM TÍCH CỰC
Nghĩ tích cực, nói tích cực, làm vì lợi ích chung.
HỌC CHIA SẺ
Học hỏi không ngừng, chia sẻ kiến thức cho đồng nghiệp, khách hàng.
GIAO TIẾP TƯ VẤN
Lắng nghe nghiêm túc, tư vấn tận trình, trả lời nhanh chóng, báo cáo đầy đủ, quản lý thông tin chặt chẽ.
VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
Không thỏa mãn với thực tại, sẵn sàng với thử thách, cố gắng để mình tốt hơn chính mình ngày hôm qua.
LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP
Với đầu vào không đầy đủ, nhưng thực hiện kế hoạch cụ thể, trách nhiệm tới cùng, để đạt sản phẩm hoàn hảo.
Tin tức
LỄ KÝ KẾT CHÍNH THỨC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BÁNH KẸO GIỮA CÔNG TY PHÂN PHỐI AD VỚI ĐỐI TÁC THÁI LAN – EUROPEAN SNACK FOOD
Sáng ngày 24/04/2023, tại trụ sở HD Group đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng phân phối giữa Công ty TNHH Phân Phối AD (công ty thành viên của HD Group) và đối tác là công ty TNHH European Snack Food (Việt Nam). Tại buổi lễ có sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Duy Chủ tịch HĐQT HD Group, ông Pornchai Wachakorn – Chủ tịch European Snack Food cùng ban lãnh đạo của cả hai bên. Là đơn vị dẫn đầu về doanh số và uy tín trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Công ty TNHH Phân Phối AD là đối tác đầu tiên được chọn để phân phối các sản phẩm bánh kẹo của European Snack Food ở khu vực An Giang và miền Tây.
Doanh nghiệp dệt may: Bắt buộc phải “xanh hóa”
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đặt mục tiêu trong năm 2023 giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước và đến năm 2030 sẽ “xanh hóa” ngành dệt may, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế…Ảnh minh họa.
Theo VITAS, năm 2023, với sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so năm 2022. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc ước giảm 3,1 tỷ USD (tương đương 8,9%), xuất khẩu vải giảm 186 triệu USD (tương đương 6,9%), xuất khẩu xơ sợi giảm 485 triệu USD (tương đương 10,3)… Bên cạnh đó, hiện 27 thị trường thuộc EU đều thắt chặt tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu theo Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050.
TikTok bị phạt 5,4 triệu USD do vi phạm quy định liên quan đến “cookies”
Ngày 12/1, Tiktok bị Pháp phạt 5 triệu euro (5,4 triệu USD) do những thiếu sót của công ty liên quan đến “cookies” – tập tin dùng để lưu giữ thông tin của người dùng khi duyệt web. Tuy nhiên, nền tảng video ngắn cho biết công ty đã khắc phục vấn đề trên từ năm ngoái.
Theo Cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu của Pháp (CNIL), cuộc điều tra chỉ liên quan đến trang web tiktok.com, không liên quan đến ứng dụng TikTok trên điện thoại.
Kinh tế xanh
Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội
Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Còn nhiều rào cản
Thị trường carbon (CO2) xuất hiện kể từ thời điểm Liên Hợp quốc chính thức thông qua Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu vào năm 1997, nhằm giải quyết nhu cầu đối với các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là thuật ngữ dùng để chỉ chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí C02 hoặc một lượng khí nhà kính quy đổi sang C02 tương đương.
Theo các chuyên gia về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, việc phát triển thị trường carbon cũng như tín chỉ carbon tại Việt Nam sẽ không chỉ giúp giảm thiểu tác động của khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực công nghệ sạch. Tuy vậy, thị trường này lại vẫn gặp khá nhiều thách thức.
Đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Thị trường carbon tại Việt Nam đang đón nhận những thông tin tích cực. Ngay đầu năm nay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định duyệt đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Đề án nêu rõ, Việt Nam sẽ chủ động thành lập, phát triển thị trường carbon theo mô hình tập trung, đảm bảo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát của nhà nước. Việc này nhằm tăng chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, nâng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Theo đó, từ tháng 6/2025 đến hết năm 2028, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ được vận hành thí điểm. Ba năm sau, sàn sẽ được vận hành chính thức. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được giao xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch carbon trong nước theo các tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng.
Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối
Tuy nhiên, theo Ths. Lê Minh Nhựt – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. HCM, bên cạnh tiềm năng lớn, các doanh nghiệp Việt cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, từ khung pháp lý chưa hoàn thiện, chi phí đầu tư cao đến hạn chế về kinh nghiệm giao dịch tín chỉ caebon.
– Thị trường carbon được đánh giá là động lực quan trọng cho quá trình tiến tới Net Zero vào năm 2050, xây dựng nền kinh tế xanh theo xu hướng toàn cầu. Đây là cuộc chơi quốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam khó có thể từ chối. Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận hỗ trợ gì từ cộng đồng quốc tế khi tham gia thị trường này?
Ths. Lê Minh Nhựt: Phát triển xanh, cắt giảm khí thải nhà kính tiến tới Net Zero vào năm 2050, thực hành kinh doanh có trách nhiệm về môi trường là những vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải triển khai thực hiện để đảm bảo mục tiêu chung của quốc gia và quốc tế, nhất là trước các cam kết quốc tế từ pháp lý đến chính trị của Việt Nam.