Người Bị Bệnh Tiểu Đường Ăn Mít Được Không? Lưu Ý Khi Ăn
Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn một lượng mít nhỏ hoặc cần kiêng hoàn toàn, tùy vào sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người.
Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của mít
Mít là một loại trái cây thơm ngon và chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi, sắt, kali, magie... các dưỡng chất này giúp bồi bổ cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Mít thường được chia thành hai loại chính: mít dai và mít mật. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng cụ thể:
Dinh dưỡng trong 100g mít mật
- Năng lượng 62 calo
- Protein 1,5g
- Vitamin C 5mg
- Betacaroten 80mg
- Nước 82,2g
- Phốt pho 28mg
- Gluxit 14,0g
- Canxi 21mg
- Sắt 0,40mg...
Dinh dưỡng trong 100g mít dai
- Năng lượng 48 calo
- Vitamin C 5mg
- Betacaroten 180mg
- Nước 85,4g nước
- Phốt pho 28mg
- Gluxit 0,6g
- Sắt 0,40mg...
Về mặt dinh dưỡng, mít chủ yếu chứa carbs ở dạng đường tự nhiên, có thể làm tăng đường huyết đột ngột nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng khác trong mít lại có thể có lợi cho đường huyết.
Không những vậy, mít còn hỗ trợ viêm loét dạ dày, điều hòa huyết áp, giảm viêm nhiễm và có lợi cho tim mạch...
Lợi ích của mít đối với bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì cùng như ổn định lượng đường trong máu, điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Họ phải hạn chế tinh bột và thực phẩm chứa nhiều đường. Mà mít lại là trái cây có hàm lượng đường cao, bao gồm đường fructose và glucose - đây đều là hai loại đường cơ thể dễ dàng hấp thu, có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Việc ăn mít cũng cần dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn mít, không cần phải loại bỏ nó hoàn toàn, nhưng chỉ ăn một lượng nhỏ và cần chia thành nhiều bữa nhỏ. Nếu ăn đúng cách và đúng liều lượng, mít còn có lợi cho người tiểu đường nhờ chứa nhiều dưỡng chất.
Những công dụng nổi bật của mít đối với bệnh tiểu đường bao gồm:
Hỗ trợ giảm cân
Những người bị bệnh đái tháo đường loại 2 thường bị thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ biến chứng. Mít có lượng chất xơ dồi dào nhưng lại có lượng calo ít, nên khi ăn có thể giúp người bệnh có cảm giác no lâu hơn, kiểm soát cơn thèm ăn và cải thiện tiêu hóa, điều này hỗ trợ quá trình giảm cân.
Ổn định lượng đường trong máu
Chỉ số đường huyết (GI) của mít tương đối thấp, nằm ở mức khoảng 50 - 60 GI. Nếu bạn tiêu thụ mít vừa phải, đúng cách, không ăn quá nhiều trong một lần ăn, thì nguy cơ tăng lượng đường trong máu, huyết áp đột ngột hoặc tăng tỷ lệ biến chứng là không lớn.
Chống viêm, giảm biến chứng
Người tiểu đường khi bị thương thì nó dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường. Chất chống oxy hóa trong mít có thể giảm viêm nhiễm và hạn chế biến chứng.
Người bị bệnh tiểu đường ăn mít được không?
Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, mít là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B6, vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp bổ sung năng lượng, cải thiện miễn dịch và ngừa tình trạng viêm nhiễm mãn tính.
Mít với ở mức GI trung bình (GI từ 50 - 60 và GL từ 13 - 18). So với những thực phẩm có GI cao, ăn mít một lượng nhỏ sẽ không làm đường huyết tăng đột ngột. Tuy nhiên, vì mít chứa nhiều đường tự nhiên, ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết. Do đó, người bị tiểu đường có thể ăn mít nhưng chỉ nên ăn ít, khoảng 75g (khoảng 1/2 chén) mỗi lần, không nên ăn thường xuyên.
Một số nghiên cứu cho biết, mít chứa nhiều protein và chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Chất xơ trong mít còn hữu ích cho người tiểu đường thừa cân, khi ăn nó sẽ giúp bạn nỏ lâu, hạn chế ăn các đồ ăn vặt khác, từ đó giúp giảm cân.
Mít còn chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, có thể giúp hạn chế bị bệnh mãn tính như bệnh tim và bệnh đái tháo đường loại 2, đồng thời kiểm soát đường huyết. Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong mít giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Một số nghiên cứu đưa ra rằng, chiết xuất từ thân và lá mít cũng có khả năng giảm đường huyết. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của mít đối với đường huyết.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn, người bị tiểu đường nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn mít để có liều lượng phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của mình.
Người bị tiểu đường khi ăn mít cần lưu ý
Mặc dù mít có thể mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường khi ăn đúng cách, đúng liều lượng nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
Chọn loại mít phù hợp và lượng tiêu thụ
- Mít non hoặc mít sấy khô: Có thể ăn khoảng 30g mít non hoặc mít đã sấy khô/ ngày. Điều này giúp bạn no lâu hơn và kiểm soát sự thèm ăn.
- Thay thế thực phẩm giàu tinh bột: Có thể chế biến mít non thành món ăn để thay cho những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo trắng, bún, miến, phở...
Hạn chế ăn mít chín
Lượng đường trong mít chín cao hơn nhiều so với mít non, nên bạn không ăn quá nhiều trong một lần. Chỉ nên ăn 1-2 múi mít chín/lần, không nên ăn quá nhiều để tránh tăng lượng đượng trong máu.
Tương tác với thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể bị ảnh hưởng nếu bạn ăn mít. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn mít để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro khác.
Việc ăn mít đúng cách có thể mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng cần tuân thủ những lưu ý trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp và an toàn nhất.