Bạn Đã Biết Về 7 Loại Trà Thượng Hạng Của Việt Nam Chưa?
Có nhiều loại trà ngon được nhiều người yêu thích như trà đen, trà trắng, trà ô long, trà xanh, trà Shan Tuyết....
Định nghĩa về trà
Trà là một thức uống phổ biến trên thế giới, được làm từ lá của cây trà (Camellia sinensis), một loại cây thân gỗ mọc ở các vùng nhiệt đới. Trà có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào cách chế biến, mà trà có màu sắc, hương vị và công dụng khác nhau. Trà có thể uống nóng hoặc lạnh, và có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như đường, sữa, trân châu hay bánh ngọt để tạo nhiều thức uống ngon miệng. Trà cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như giảm stress, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và tiêu hóa.
Có nhiều loại trà như trà đen, trà trắng, trà ô long, trà xanh, trà Shan Tuyết....
Tìm hiểu về trà Việt Nam
Nguồn gốc, lịch sử của trà Việt
Nguồn gốc và sự phát triển của trà Việt Nam mang đậm dấu ấn của lịch sử, khiến nó trở thành một phần quan trọng trong văn hóa và kinh tế của đất nước.
Trà Việt Nam có nguồn gốc lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương (2879-257 TCN), đồng hành với những biểu tượng văn hóa như bánh chưng - bánh dày. Truyền thuyết "Trương Chi – Mỵ Nương" đã làm rõ xuất hiện của trà trong thời kỳ này. Vào thời Hùng Duệ Vương, khi một quý phi của vua đến làng Văn Luông (nay là Văn Phú, tỉnh Phú Thọ) để hướng dẫn nhân dân về cách trồng chè và bông để tăng thụ nhập. Người dân nhớ ơn bà, tụ tập sinh sống, tạo nên những xóm làng như xóm Bãi Chè, xóm Bông, vẫn tồn tại đến ngày nay.
Qua nhiều thăng trầm, đến năm 1924, các đồn điền chè ở vùng cao nguyên Trung Kỳ không còn hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, từ những năm 1930, việc canh tác trà quy mô lớn đã bắt đầu, đặc biệt là trên cao nguyên khu vực B'lao, trở thành vựa trà của Việt Nam.
Đến năm 1960, Việt Nam đã xuất khẩu 2.000 tấn trà/ năm. Năm 2007, sản lượng trà của Việt Nam đã lên tới 1 triệu tấn, với diện tích trồng trà được mở rộng tới 125.000 ha. Đầu thập kỷ 20, các vườn trà đã mở rộng ra khắp cả nước, đặc biệt là ở Phú Thọ và Quảng Nam.
Thị trường mua trà lớn nhất của Việt Nam đầu năm 2016 là Pakistan, chiếm 1/3 thị phần. Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu trà lớn thứ 5 trên thế giới, mặc dù trà Việt ngon nhưng giá bán có thể thấp hơn các nước khác do không ổn định sản phẩm, chỉ đạt khoảng 60-70% so với giá thị trường quốc tế. Hy vọng các nông sản Việt sẽ ngày càng được đánh giá cao về chất lượng và nâng cao giá trị trà Việt.
Trà trong văn hóa Việt Nam
Trà là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, từ những nghi thức tôn kính tế thần linh đến những góc phố nhộn nhịp, thì trà luôn hiện diện. Trà còn được dùng để cúng để tỏ lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn với tổ tiên, trà phải được chọn lọc cẩn thận và pha nóng hổi.
Trà là món quà của mỗi gia đình Việt Nam, không phân biệt giàu nghèo, đều có một bộ ấm chén sẵn sàng trên bàn khách. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cách người Việt ủ trà, pha trà và cách thưởng trà.
Trà còn là cầu nối của những mối quan hệ, người Việt mời nhau chén trà, dùng trà thơm làm lời chào, để hương trà lan tỏa trong lời nói, làm cho lời nói thêm duyên dáng, thanh thoát. Nhờ thế, mà mọi người gần lại nhau hơn.
Trà cũng được dùng trong các nghi lễ truyền thống như trong đám cưới, đám hỏi....Trong đó, khi cô dâu chú rể làm lễ thành hôn, cũng dâng lên các bậc tiền bối những ly trà nóng, biểu hiện lòng yêu thương, biết ơn và tôn trọng.
Top 7 loại trà thượng hạng của Việt Nam
Dưới đây là những dòng trà cao cấp và thượng hạng của Việt Nam:
Trà sen Tây Hồ
Để thưởng thức được trà sen Tây Hồ thơm ngon, đúng vị, những nghệ nhân làm trà giàu kinh nghiệm cần tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Cần phải sử dụng hoa sen ở Tây Hồ. Quá trình chế biến và sản xuất trà phải tuân thủ từng bước. Cũng như bất kỳ loại trà nào khác, nghệ thuật làm trà độc đáo này đã làm nên giá trị của mỗi tách trà.
Trà sen Tây Hồ là một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, bởi hương vị đậm nét hồn Việt. Nói đến trà ngon ở Việt Nam, không thể không nhắc đến trà sen Tây Hà. Loại trà này có vị thanh nhã và thanh khiết. Hương vị của trà sen Tây Hồ khiến người thưởng trà say đắm, mang đến cảm giác tuyệt vời nhất.
Trà Shan Tuyết
Thân cây trà Shan Tuyết với những đốm trắng tinh khôi, giống như những bông tuyết nhẹ nhàng. Cây trà cổ thụ sinh trưởng và phát triển ở độ cao 1.400 - 1.500m so với mực nước biển, nơi này trà được bao quanh được phủ sương mù dày đặc quanh năm. Điều này tạo nên hương vị đặc biệt và độc đáo của trà Shan Tuyết.
Những vùng trà Shan Tuyết danh tiếng tại Việt Nam bao gồm Tà Xùa ( tỉnh Sơn La), Hà Giang và Suối Giàng (tỉnh Yên Bái), nơi có điều kiện tự nhiên và địa lý tốt nhất để phát triển cây trà cổ thụ này.
Hương vị của trà Shan Tuyết là sự kết hợp tinh tế giữa hương thơm thoảng nhẹ, vị ngọt thanh khiết và dịu nhẹ, vị ngọt của trà không quá đậm đà, nhưng cũng không nhạt nhòa, trà Shan Tuyết mang lại trải nghiệm thưởng thức tinh tế và khó quên.
Ngoài ra, trà Shan Tuyết còn có công dụng lợi ích cho sức khỏe, trà giàu khoáng chất và vitamin, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch. Đây không chỉ là một loại trà thơm ngon, mà còn là một lựa chọn tốt cho người muốn kết hợp sự thưởng thức với lợi ích cho sức khỏe.
Trà móng rồng
Trà móng rồng Tây Côn Lĩnh là loại trà được chế biến từ các chồi non của cây trà cổ thụ mọc tự nhiên. Phần lớn những cây trà này mọc hoang dã ở vùng núi cao trên 1 500 mét so với mực nước biển, nổi bật nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh.
Trà móng rồng Tây Côn Lĩnh được nhiều người ưa chuộng vì hương vị riêng biệt và hình thức lạ mắt. Búp cành là nguyên liệu để pha trà. Điểm đặc biệt, loại trà này không chứa caffeine, theobromine... Trà móng rồng với hình dáng độc đáo như móng rồng, với búp trà màu nâu vàng.
Nước trà có màu vàng trong rất đẹp, có mùi thơm vừa dân dã vừa thanh cao. Hương vị của loại trà này không thể diễn ta thành lời, người thưởng trà phải tự cảm nhận và uống bằng cả tâm hồn mới cảm nhận được hết.
Trà móng rồng rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể uống trà mỗi ngày để giảm mệt mỏi, căng thẳng. Không những thế, trà còn có tác dụng chống lão hóa, có lợi cho gan,.... Đặc biệt, loại trà này không chứa caffein nên bạn có thể thoải mái uống vào các thời điểm nào trong ngày mà bạn thích.
Trà ô long
Trà ô long được đưa vào Việt Nam bởi các nhà buôn Đài Loan trong những năm 1990. Trà ô long đã nhanh chóng trở thành một lựa chọn ưa thích với người dân, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, nhờ hương vị thơm dịu nhẹ, dễ uống và độc đáo của mình.
Nói đến trà ô long, không thể không nhắc đến Lâm Đồng, được biết đến là vùng canh tác trà ô long lớn nhất và có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Những thương hiệu trà lâu đời như Cầu Đất và B’lao (ở Bảo Lộc - Lâm Đồng), cây trà đã được trồng ở đây từ năm 1927 tại Cầu Đất, sau đó mở rộng sang Di Linh và Bảo Lộc trong vài năm sau đó.
Để tận hưởng trọn vẹn hương vị của trà ô long, quy trình pha và thưởng thức cần được thực hiện một cách cẩn thận:
- Chỉ lấy một lượng trà vừa đủ để pha, tránh trà tiếp xúc nhiều với không khí, điều này sẽ làm trà dễ bị oxy hóa, bị ẩm và lần pha tiếp theo sẽ giảm hương vị
- Tránh hãm quá lâu để tránh chè chuyển sang màu đỏ, trở nên chát và mất đi hương vị tinh tế.
- Ngay sau khi rót trà, mở nắp ấm để tránh nhiệt độ cao trong ấm làm tăng quá trình oxy hóa của trà.
- Sử dụng nước ở nhiệt độ 90 - 95 độ C để pha trà ô long, giúp trải nghiệm hương vị tốt nhất.
- Nếu không sử dụng hết nước đun sôi khi pha trà thì để dành uống lạnh, không nên dùng để pha trà tiếp để tránh mất đi độ tươi của nước và hương thơm của trà.
- Tránh việc đảo nước đi đảo lại, để giữ cho nước duy trì màu sắc và tươi mới, không mất đi hương thơm và chất lượng của trà.
Nhất đinh trà
Quá trình sản xuất trà đinh tiến vua đòi hỏi sự công phu và tâm huyết của người làm trà, từ việc thu hái nguyên liệu đến cách chế biến, mỗi bước đều quan trọng để tạo ra loại trà thượng hạng này.
Thu hái và chế biến nguyên liệu:
- Đối với 1kg trà đinh tiến vua, cần gần 30 nhân công lành nghề trong diện tích khoảng 1100m2.
- Búp trà được thu hái khi trời không nắng, không mưa, có hình dáng giống cái đinh.
- Hái búp trà cần nhẹ nhàng và đặt vào hộp sạch tránh bị dập nát.
- Búp trà không nên để lâu ( tối đa 1- 2 giờ) mà phải chế biến ngay, tránh mất độ tươi mới và hương thơm.
Yếu tố để có một ấm trà đinh tiến vua ngon:
- Nước pha trà là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng nước thượng nguồn, nước suối, nước tinh khiết, không sử dụng nước máy.
- Tuyển chọn trà ngon với lá trà săn chắc, cánh trà đều.
- Sử dụng ấm Bát Tràng hoặc ấm tử sa để pha trà, giữ nhiệt tốt và làm cho trà ngon hơn theo thời gian.
Sự kết hợp hài hòa giữa nước, trà, cách pha trà là chìa khóa để tạo ra một ấm trà đinh tiến vua ngon và đặc biệt.
Tất cả những yếu tố này đều góp phần tạo ra trà đinh tiến vua với hương vị độc đáo và chất lượng cao, là niềm tự hào của nghệ nhân trà và người thưởng thức.
Trà nõn tôm
Hương cốm tự nhiên của trà nõn tôm rất đặc trưng. Mùi ngậy béo của cốm nếp, lá trà có vị tươi và hơi tanh nhẹ nhàng như rong biển tạo nên một trải nghiệm đầy thú vị.
Trà nõn tôm khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị chát dịu nhẹ ở đầu lưỡi, sau đó là vị ngọt lưu lại lâu trong cổ họng. Nêu trà nõn tôm được làm từ cây chè non thì sẽ có vị chát rõ hơn, còn nếu được chế biến từ những cây chè có độ tuổi vừa sẽ có vị trà đậm đà và cân bằng, vừa vị.
Trà nõn tôm ở Tân Cương Thái Nguyên được chia làm 4 loại như:
- Trà đinh: Là loại trà chỉ dùng búp trà chất lượng nhất, là loại trà cao cấp chỉ dùng 100% tôm
- Trà đinh nõn: Là loại trà xếp sau trà đinh, trà này người ta dùng một búp trà và 1 lá non liền kề, tỷ lệ 60% nõn trà và 40% tôm
- Trà nõn tôm: Là loại trà dùng một búp trà và 2 lá non liền kề, tỷ lệ khoảng 80% nõn và 20% tôm
- Trà nõn lửng: Đây là loại trà xếp thứ 4 vì nguyên liệu là những lá trà mà các loại trên không dùng tới, trà ngày dùng lá thứ 2, hay thứ 3 hoặc thứ 4 để sản xuất, 80% nõn trà và 20% là trà thứ 4.
Bạch trà Shan Tuyết
Bạch trà Shan Tuyết được đặt tên như vậy do lớp lông mao trắng như tuyết trên búp chè, đặc trưng bởi màu trắng tinh khôi trên búp trà, loại trà này được rất nhiều người ưa chuộng. Nước trà có màu trắng vàng hoặc vàng mật ong tự nhiên làm cho trà trở nên hấp dẫn, màu sắc có thể thay đổi do kỹ thuật pha trà của từng người, nhưng nó thiên hướng là màu trắng. Hương vị của trà mang đến cảm giác như mùi hương cỏ sớm, thanh mát và ngai ngái, với vị chát nhẹ mà không hề đắng, hậu vị ngọt. Những lông mao nhỏ xuất hiện trong nước, tăng thêm vẻ tinh tế của trà.
Bạch trà Shan không chỉ là một loại trà cao cấp, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Chống lại quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ quá trình giảm cân và kiểm soát cân nặng.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Hỗ trợ chống loãng xương.
- Giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và Parkinson.
- Bảo vệ sức khỏe của thận...
Tất cả những công dụng trên làm cho bạch trà Shan không chỉ là một loại thức uống thư giãn mà còn là một nguồn lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể.