.jpg)
Hồi Sức Tim Phổi
Bài viết giới thiệu và chia sẻ cách hồi sức tim phổi bằng phương pháp CPR.
1. Ngừng tuần huần - hô hấp là gì?

Ngừng tuần hoàn là hiện tượng tim đột ngột dừng hoạt động hoặc còn hoạt động nhưng không còn hiệu quả tống máu đi nuôi cơ thể, kéo theo đó là tình trạng ngừng thở và mất ý thức đột ngột. Điều này làm gián đoạn dòng máu chứa Oxy đến nuôi các cơ quan quan trọng dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn - hô hấp

Các nguyên nhân chủ yếu thường là:
- Bệnh lý như nhồi máu cơ tim.
- Đuối nước.
- Điện giật.
- Sốc.
3. Dấu hiệu nhận biết

- Mất ý thức: Nạn nhân không phản ứng khi gọi hỏi hoặc kích thích đau.
- Ngừng thở đột ngột hoặc thở ngáp: Không quan sát thấy lồng ngực di động.
- Mất mạch bẹn hoặc mạch cảnh: Da nhợt nhạt, tím tái.
4. Các bước thực hiện CPR
.jpg)
- D (Danger): Đảm bảo an toàn cho hiện trường và bản thân.
- R (Response): Kiểm tra phản ứng của nạn nhân.
- S (Send for help): Gọi cấp cứu (115).
- A (Airway): Kiểm tra và đảm bảo đường thở thông thoáng.
- B (Breathing): Đánh giá hô hấp.
- C (Circulation): Kiểm tra tuần hoàn.
5. Thao tác hồi sinh tim phổi (CPR)

- Tư thế nạn nhân: Nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, cởi bỏ áo, thắt lưng, tháo răng giả (nếu có)
- Tư thế người cấp cứu: Qùy bên cạnh ngực nạn nhân
Vị trí ép tim

Vị trí ép tim: 1/3 dưới xương ức
- Xác định bằng cách dùng 2 tay miết theo 2 bờ xương sườn cho đến khi 2 tay chạm nhau là mũi kiếm xương ức.
- Từ mũi kiếm đo lên 2 ngón tay, đặt gót bàn tay ở vị trí cạnh trên 2 ngón tay đó.
- Đan 2 bàn tay lại với nhau và giữ đúng vị trí trong suốt quá trình ép tim.
Tư thế người cấp cứu

- Khuỷu tay tạo thành một đường thẳng vuông góc với thân người nạn nhân
- Khóa phần khủy tay, đảm bảo khuỷu tay không gập lại trong quá trình ép tim.
Thao tác ép tim

Thao tác ép tim: Dùng lực phần thân trên, ép lồng ngực với độ sâu 5 - 6 cm, ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để lồng ngực phồng lên sau mỗi lần ép (tần số ép tim là 100 - 120 lần/phút).
Hỗ trợ hô hấp

Hỗ trợ hô hấp: Áp dụng phương pháp “Ngửa đầu, nâng cằm” kết hợp với “Hà hơi thổi ngạt”
Bước 1: Lấy một tay đặt dưới cằm nạn nhân và nâng cằm lên trên; tay còn lại đặt trên trán, tiến hành ép xuống dưới và về phía thân.
Bước 2: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn nâng cằm và kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân, lấy gạc hoặc khăn giấy tạo lỗ và che miệng nạn nhân.
Bước 3: Lấy hơi áp kín miệng nạn nhân và thổi liên tiếp 2 cái. Tỉ lệ 30:2, 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt.
6. Lưu ý quan trọng

Hồi sức tim phổi (CPR) là kỹ thuật cấp cứu quan trọng giúp duy trì tuần hoàn và cung cấp oxy cho não khi nạn nhân ngừng tim, ngừng thở. Để thực hiện hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:
- Thực hiện CPR ngay khi phát hiện nạn nhân ngừng tim, ngừng thở.
- Đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh tổn thương thêm cho nạn nhân.
- Không dừng CPR trừ khi đội ngũ y tế chuyên nghiệp tiếp quản.