Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục Mầm non nói chung và những gia đình có con nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo nói riêng. Vì ngôn ngữ không chỉ giúp trẻ có thể bày tỏ, trao đổi và giao tiếp trong học tập, vui chơi mà còn giúp con phát triển giao tiếp một cách mạch lạc, rõ ràng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn là phương tiện giúp giáo dục một cách toàn diện, góp phần uốn nắn, hoàn thiện hơn về mặt tư duy nhận thức của các bé.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
Nhiều ba mẹ không khỏi thắc mắc phát triển ngôn ngữ là gì? Câu trả lời đó là phát triển ngôn ngữ là phát triển khả năng về ngôn ngữ gồm: khả năng nghe – hiểu, đọc – hiểu ngữ nghĩa, vần điệu của từ ngữ; là năng lực sử dụng các loại từ, cú pháp để diễn đạt ý nghĩ, ý tưởng khi giao tiếp ra bằng lời nói và văn bản.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục mầm non
Theo đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc làm rất cần thiết mà ba mẹ nên quan tâm trong quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Và tùy thuộc vào từng độ tuổi nhất định mà đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi (trẻ độ tuổi mầm non) sẽ có những mức độ khác nhau, cụ thể là:
- Giai đoạn từ 1 – 1,5 tuổi: từ 12 – 15 tháng, bé có khả tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ và bắt đầu học cách phát âm bằng cách bắt chước từng từ mà người lớn nói. Đồng thời, bé cũng đã có thể hiểu sơ những đoạn giao tiếp ngắn, ý nghĩa các hành động, âm thanh quen thuộc.
- Giai 2 – 3 tuổi: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng một cách tích cực sẽ đạt được những bước tiến vượt bậc như: bé biết về số đếm, bảng chữ cái, bài hát, đọc thơ,…
- Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi: sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo giai đoạn này bổ sung thêm nhiều vốn từ nhờ việc tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, nhiều sự vật, sự việc đa dạng và phong phú hơn nhờ việc đi học mẫu giáo.
Tại sao cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non?
Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ mầm non có thể dễ dàng bày tỏ, thể hiện, trao đổi và giao tiếp cùng bạn bè trong quá trình học tập và vui chơi. Bởi vậy, khi chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ mang đến nhiều lợi ích như:
- Giúp trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng nói rành rọt tiếng mẹ đẻ
- Phát âm chuẩn hơn, tích lũy được thêm nhiều vốn từ
- Ngôn ngữ cũng là một phương tiện để giáo dục trẻ về tư duy nhận thức
- Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nền tảng để kích hoạt não bộ tăng cường khả năng ghi nhớ, quan sát, tập trung, từ đó hình thành tư duy phản biện,…
- Góp phần phát triển về mặt đạo đức cùng các chuẩn mực hành vi văn hóa để nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách các bé ngay từ nhỏ.
Những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Cho bé khám phá và quan sát nhiều hơn
Đây là một phương pháp cơ bản trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bởi ba mẹ có thể áp dụng ngay khi bé mới chập chững biết đi. Ở độ tuổi này, trẻ chủ yếu tiếp nhận thông tin bằng Thính giác, Thị giác và Xúc giác.
Ba mẹ có thể cho bé quan sát và khám phá thế giới xung quanh bằng cách dẫn con đi thăm vườn bách thú. Trước khi đi, phụ huynh hãy giúp trẻ xác định rõ mục đích đi tham quan như cho bé đi để tìm hiểu về loài động vật nào? Sau đó yêu cầu trẻ quan sát tỉ mỉ, chi tiết các bộ phận của những con vật mà bé thấy rồi mô tả lại cho mọi người nghe. Làm theo cách này không chỉ giúp chuyến đi hứng thú hơn mà còn thu hoạch được thêm nhiều kiến thức bổ ích về thế giới động vật cho con.
Thường xuyên nghe nhạc phù hợp với lứa tuổi
Cho bé nghe nhạc cũng là cách rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận và phát âm. Những giai điệu vui tươi, dễ nghe, hợp lứa tuổi sẽ kích thích não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi.
Hãy cho bé giải trí và nghe, xem các video ca nhạc dành cho lứa tuổi mầm non trên các kênh, nền tảng mạng xã hội. Mỗi bài hát được lồng vào một câu chuyện gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các bạn nhỏ. Thông qua những bài hát vui tươi, các bé vừa có thể học hát, vừa dễ dàng tiếp thu những bài học ý nghĩa về gia đình thông qua các câu chuyện nhẹ nhàng, vui nhộn được dàn dựng và diễn xuất bởi các bạn cùng trang lứa.
Trò chuyện và chia sẻ cùng con mỗi ngày
Trò chuyện là cách làm đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả vô cùng thiết thực, bởi vì phát triển ngôn ngữ mục đích chủ yếu là giúp bé có thể giao tiếp tốt hơn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình. Bởi vậy, trò chuyện cùng ba mẹ cũng là bé vừa học vừa hành, trau dồi vốn từ thêm đa dạng. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng trẻ càng tham gia trò chuyện với người lớn nhiều thì vốn từ của các bé sẽ càng mở rộng. Ở lứa tuổi mầm non, vốn từ rộng sẽ giúp các em đọc – hiểu tốt hơn.
Cho bé vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa là một phương pháp phát triển ngôn ngữ đúng các
Cùng trẻ đọc sách và vui chơi
Trong quá trình lắng nghe ba mẹ đọc sách, kể chuyện, các con có thể rèn luyện được khả năng tư duy logic theo mạch truyện, trau dồi từ vựng và học cách sử dụng câu từ sao cho hợp lý, phù hợp với từng ngữ cảnh. Không những vậy, phương pháp này còn tập tính kiên nhẫn, thông qua những nhân vật trong truyện để dạy con cách nhìn nhận về thiện – ác, đúng – sai để từ đó hình thành những tấm gương tốt cho con học tập.
Ca hát, nhảy múa hoặc đọc thơ cùng bé
Các bé ở lứa tuổi mầm non rất thích ca hát và thường thuộc bài rất nhanh, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phụ huynh hãy dạy cho con những bài hát vui tươi hay những câu thơ ngắn gọn có vần điệu. Như vậy các bạn nhỏ sẽ tiếp thu rất nhanh và dễ dàng vận dụng.
Học viết và vẽ cùng bé
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách dạy bé vẽ lại những gì mà bé nhìn thấy hoặc tưởng tượng ra. Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ vẽ thường xuyên và vẽ cùng con để khơi gợi sự hứng thú cũng như kích thích sự sáng tạo, khả năng ngôn ngữ, miêu tả sự vật ở trẻ.
Hướng dẫn ba mẹ cách phát triển ngôn ngữ cho con phù hợp theo lứa tuổi
Quá trình dạy trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ dễ dàng hơn nếu ba mẹ nắm vững các cách phát triển theo lứa tuổi, cụ thể như sau:
Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1-2 tuổi
Trong giai đoạn đầu đời này, trẻ nhỏ đã có thể nghe hiểu và làm theo những yêu cầu quen thuộc của ba mẹ. Vì thế, khi trẻ 1- 2 tuổi thì nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cũng chính thức bắt đầu. Đây là giai đoạn đầu tiên trong đời con bập bẹ tập nói các từ, cụm từ đơn giản và biết gọi tên đồ vật,… Để tiết kiệm thời gian và công sức, ba mẹ có thể kết hợp với cô giáo theo hướng sau:
- Ở trường mầm non: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng bằng cách các cô sẽ bắt đầu dạy trẻ tập nói chuyện, tham gia hoạt động góc, ca hát nhảy múa theo nhạc,…
- Ở nhà: ba mẹ hãy giúp bé ghi nhớ thêm tên gọi, đặc điểm của những đồ vật, con vật xung quanh, có thể cho bé tự chạm, sờ vào để cảm nhận.
Ví dụ như khi chỉ vào cái “Kẹo”, cô giáo hãy dạy bé nói lặp lại các từ “kẹo”, “ngọt”, “màu vàng”,… Về nhà, ba mẹ hãy cho con học cách vẽ “kẹo que”, hỏi bé thích ăn kẹo nào nhất,… Đây cũng là bước đệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non sau này.
Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa tuổi này sẽ dễ hơn vì lúc này bé đã nói khá sõi. Đồng thời, con cũng rất thích nói chuyện, đặt câu hỏi và là một “bậc thầy” về bắt chước. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bắt đầu bằng việc dạy trẻ tập nói những từ ngữ đơn giản, tốt nhất phụ huynh nên cho con nhắc lại lời ba mẹ vừa nói, xem hình ảnh qua sách, báo, truyện,… con sẽ học rất nhanh.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bắt đầu bằng việc dạy bé tập nói các từ ngữ đơn giản
Ba mẹ cũng đừng quên các hoạt động nghệ thuật như ca hát; nghe kể chuyện hay đọc thơ, ca dao, vè,… cũng là cách để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi cực kỳ hiệu quả. Điều đó sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện khả năng nghe và phát âm của trẻ nhỏ.
Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi
Ở giai đoạn này, ba mẹ sẽ “dễ thở” hơn một chút khi phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ vì ngôn ngữ của con bắt đầu có những bước phát triển vượt bậc như: từ vựng bắt đầu đa dạng, con làm chủ được ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ nói và khả năng tư duy, con cũng đã vận dụng vốn từ đã có vào giao tiếp khá mạch lạc,… Theo đó, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa tuổi này cũng khá đơn giản: ba mẹ có thể tổ chức những hoạt động tạo để con thể hiện kỹ năng của mình như làm việc nhóm, tham gia góc đóng vai,….
Với vốn từ của mình, bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ, điều này thể hiện qua việc nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của ba mẹ khá trọn vẹn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con giao tiếp với mọi người xung quanh vì đây là cách dạy trẻ sự tự tin và sử dụng ngôn từ đúng cách, phù hợp với ngữ cảnh.
Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Từ 5 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Đây cũng là tiền đề để phụ huynh phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Ở bé 5 tuổi, ba mẹ hãy hướng dẫn bé nhận biết hình ảnh chữ viết, con số và dùng bút tô, đồ theo cách của con. Khi học ở nhà, mẹ cũng có thể cho bé tập viết trên các chất liệu khác nhau như giấy, bảng, tập vẽ,… sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nắm rõ trình tự viết chữ.
Đối với bé 5 tuổi, ba mẹ hãy cho con làm quen dần với chữ cái và các con số
Ngoài hoạt động học tập, cho trẻ tham gia góc đóng vai là một hình thức phát triển ngôn ngữ độc đáo và rất hiệu quả. Chẳng hạn khi con vào vai bác sĩ, bé sẽ biết cách hỏi bạn đau ở đâu, nên chăm sóc sức khỏe thế nào,… Với cách dạy này, ba mẹ vừa tạo sự thích thú cho trẻ khi giao tiếp, vừa giúp con xử lý tình huống, học cách quan tâm người khác,…