Yến sào chưng gừng có tác dụng gì? Cách chưng yến với gừng
Yến chưng gừng là món ăn bổ dưỡng, dễ chế biến mà lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Yến chưng gừng có thành phần dinh dưỡng nào
Yến sào là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và thường được dùng để bồi bổ và hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người già...Yến sào được biết đến nhiều nhất với món yến chưng, tùy vào cách chưng và nguyên liệu đi kèm bạn có thể phối hợp cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Món yến chưng gừng cũng là một món được nhiều người yêu thích nhờ nó giữ trọn hương vị, hàm lượng dưỡng chất và dễ chế biến.
Thành phần dinh dưỡng của yến chưng gừng:
Yến sào
Thành phần những chất dinh dưỡng của tổ yến rất cao, có các chất vi lượng và đa lượng, trong tổ yến có 31 nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi,... một số loại đường tốt cho cơ thể và 18 loại axit amin, các vi chất như Brom, Magan...
Tổ yến thô có hàm lượng dưỡng chất cao nổi bật như các vi khoáng chất, protein, các axit amin. Cụ thể:
- Chứa 20-30% carbohydrates, trong đó có Galactose: 16.9%, fucose 0.7%: Có công dụng phát triển tế bào liên lạc và não bộ
- 0% chất béo
- 50- 60 % protein: Protein là chất rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng, tạo năng lượng cho cơ thể, tái tạo và phát triển các mô, nâng cao đề kháng...
- 18 loại axit amin: Có lợi cho hệ thần kinh, thận và gan, giúp nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin và canxi, các axit amin thiết yếu cho cơ thể bao gồm: Phenylalanine, Glycine, Cysteine, Alanine, Methionine, Sialic, Arginine, Methionine, Leucine, Acid Glutamic, Histidine, Tyrosine, Valine, Isoleucine, Proline, Aspartic, Serine, Threonine.
- Carbohydrate và khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất
- Chứa các nguyên tố quý hiếm như Selenium, Cromium...
- 31 vi khoáng chất như mangan, canxi, kẽm, đồng, sắt, selen... là những chất giúp kích thích tiêu hóa, có tác dụng tích cực với trí nhờ và thần kinh.
Gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia định, nó còn được gọi là sinh khương. Gừng vừa là nguyên liệu chế biến món ăn, vừa có công dụng trong việc làm đẹp lại vừa có tác dụng chữa bệnh.
- Gứng chứa 2-3% tinh dầu, trong đó có nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hô hấp, xương khớp và giúp cải thiện chức năng hoạt động của chúng nhờ chứa: Gingerol, B-zingiberen, B-phelandren, Zingerol, Zingeron, Gingeridion...
- Theo y học cổ truyền, gừng tươi là một vị thuốc trong nhóm phát tán phong hàn. Gừng có tính ấm, cay và quy vào ba kinh: Vị, phế và tỳ, nó có công dụng giải độc, phát biểu, tiêu đàm, tán hàn ôn trung,...khi bổ sung gừng sẽ có cảm giác thư giãn, thoải mái giúp ngủ dễ hơn.
- Theo y học hiện đại, gừng có chứa: 5% chất nhựa, tinh bột, 2- 3% tinh dầu, hợp chất hoạt tính sinh học shogaol và gingerol, 3% chất béo. Gừng có nhiều công dụng đối với sức khỏe và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt.
Yến chưng gừng có tác dụng gì?
Gừng có tính nóng giúp trung hòa tính hàn trong yến, khi chưng yến sào với gừng tươi sẽ giúp bạn tăng hương vị món ăn, giúp món ăn thơm, hương vị cay nồng cũng át bớt mùi tanh đặc trưng của yến và hạn chế lạnh bụng đối với người có hệ tiêu hóa kém.
Ngoài ra, gừng còn giúp thúc đẩy chức năng đường ruột hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu những chất dinh dưỡng dồi dào trong yến sào.
Những tác dụng nổi bật của yến chưng gừng bao gồm:
- Giúp làm đẹp da, chống lão hóa
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
- Giảm viêm họng, ho, ức chế vi khuẩn và virus, phòng ngừa viêm nhiễm ở đường hô hấp
- Hỗ trợ xương khớp chắc khỏe
- Nâng cao hệ miễn dịch
- Hỗ trợ giảm cân, hạn chế cảm giác thèm ăn, thúc đẩy phân hủy mỡ dư thừa
- Hỗ trợ giảm buồn nôn khi say tàu xe
- Có lợi cho tim mạch, giảm cholesterol xấu
- Kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu
- Cải thiện chức năng của các cơ quan tiêu hóa, não bộ
- Giảm stress, mệt mỏi...
Cách chưng yến với gừng bổ dưỡng nhất
Yến chưng tuy là món ăn khá quen thuộc, tuy nhiên một số người vẫn chưa biết cách sơ chế để đảm bảo dưỡng chất cũng như khi chế biến như thế nào để ăn yến chưng vừa ngon vừa trọn vẹn dinh dưỡng. Yến chưng với gừng cần chưng đúng kỹ thuật nếu không sẽ hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trinh sơ chế và chưng yến, như vậy sẽ làm giảm tác dụng vốn có của yến.
Dưới đây là một số cách chưng yến với gừng mà bạn có thể áp dụng:
Yến chưng gừng và hạt sen
Hạt sen là một thực phẩm rất có lợi cho giấc ngủ, giảm căng thẳng...bạn có thể kết hợp hạt sen cùng yến và gừng để tạo ra món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- 5g tổ yến tinh chế hoặc tổ yến thô
- 10g hạt sen
- 5g đường phèn
- 2 lát gừng tươi cắt sợi
- Nồi chưng chuyên dụng
- Nước tinh khiết
Cách làm yến chưng gừng và hạt sen:
- Cho yến tinh chế vào tô đổ nước sạch vào ngâm khoảng 30 phút, chờ cho yến nở đều, thì vớt để ráo. Còn đối với yến thô, thi bạn ngâm với nước 30 - 60 phút ( có thể ngâm lâu hơn tùy loai yến dày và cứng), yến nở thì đổ phần nước đó, cho phần nước sạch khác vào, dùng nhíp hoặc tay nhặt sạch hết các tạp chất, lông, rửa sạch lại và để ráo
- Hạt sen tươi bóc sạch vỏ ngoài, bỏ tâm sen, rửa sạch sau đó cho vào nồi hầm chín, còn nếu bạn dùng hạt sen khô thì cũng làm tương tự cho hạt sen khô vào nước ngâm 1 tiếng, sau đó bỏ tâm sen và hầm chín hạt sen thì vớt ra
- Cho yến và hạt sen vào thố chưng, cho nước vào ngập yến
- Cho lên nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút
- Cho đường phèn và gừng cắt sợi vào phần yến đang chưng
- Chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, cho yến ra
- Thưởng thức, có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy ý.
Yến chưng gừng và mật ong
Mật ong là một thực phẩm có vị ngọt tự nhiên, có nhiều dưỡng chất như vitamin E, các axit amin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt khi chưng cùng yến và gừng tươi sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, tăng đề kháng...
Nguyên liệu:
- 5g tổ yến tinh chế hoặc tổ yến thô
- 10 - 20ml mật ong nguyên chất
- 2 lát gừng tươi cắt sợi
- Nồi chưng chuyên dụng
- Nước tinh khiết
Cách làm yến chưng gừng và mật ong:
- Cho yến tinh chế vào tô đổ nước sạch vào ngâm khoảng 30 phút, chờ cho yến nở đều, thì vớt để ráo. Còn đối với yến thô, thi bạn ngâm với nước 30 - 60 phút ( có thể ngâm lâu hơn tùy loai yến dày và cứng), yến nở thì đổ phần nước đó, cho phần nước sạch khác vào, dùng nhíp hoặc tay nhặt sạch hết các tạp chất, lông, rửa sạch lại và để ráo
- Cho yến vào thố chưng, cho nước vào ngập yến
- Cho lên nồi chưng cách thủy khoảng 15 phút
- Cho mật ong và gừng cắt sợi vào phần yến đang chưng
- Chưng thêm 5 - 10 phút thì tắt bếp, cho yến ra
- Thưởng thức ngay khi còn ấm.
Yến chưng gừng và đường phèn
Đường phèn là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi món yến chưng, đường phèn thanh ngọt, sẽ giúp tăng hương vị của món yến chưng gừng.
Nguyên liệu:
- 5g tổ yến tinh chế hoặc tổ yến thô
- 5g đường phèn
- 2 lát gừng tươi
Cách làm yến chưng gừng và đường phèn:
- Cho yến tinh chế vào tô đổ nước sạch vào ngâm khoảng 30 phút, chờ cho yến nở đều, thì vớt để ráo. Còn đối với yến thô, thi bạn ngâm với nước 30 - 60 phút ( có thể ngâm lâu hơn tùy loai yến dày và cứng), yến nở thì đổ phần nước đó, cho phần nước sạch khác vào, dùng nhíp hoặc tay nhặt sạch hết các tạp chất, lông, rửa sạch lại và để ráo
- Cho yến vào thố chưng, cho nước vào ngập yến
- Cho lên nồi chưng cách thủy khoảng 15 phút
- Cho đường phèn và gừng cắt sợi vào phần yến đang chưng
- Chưng thêm 5 - 10 phút thì tắt bếp, cho yến ra
- Thưởng thức ngay khi còn ấm.
Yến chưng gừng và hạt chia
Hạt chia rất có lợi cho sức khỏe, nó giúp giảm cân, cải thiện tiêu hóa...vì vậy khi kết hợp cùng yến và gừng nó trở thành món ăn bổ dưỡng và tốt cho tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- 5g tổ yến tinh chế hoặc tổ yến thô
- 1-2 thìa hạt chia
- 5g đường phèn
- 2 lát gừng tươi cắt sợi
- Nồi chưng chuyên dụng
- Nước tinh khiết
Cách làm yến chưng gừng và hạt chia:
- Cho yến tinh chế vào tô đổ nước sạch vào ngâm khoảng 30 phút, chờ cho yến nở đều, thì vớt để ráo. Còn đối với yến thô, thi bạn ngâm với nước 30 - 60 phút ( có thể ngâm lâu hơn tùy loai yến dày và cứng), yến nở thì đổ phần nước đó, cho phần nước sạch khác vào, dùng nhíp hoặc tay nhặt sạch hết các tạp chất, lông, rửa sạch lại và để ráo
- Hạt chia cho vào tô, đổ nước ngâm cho hạt nở ra
- Cho yến vào thố chưng, cho nước vào ngập yến
- Cho lên nồi chưng cách thủy khoảng 15 phút
- Cho đường phèn và gừng cắt sợi vào phần yến đang chưng
- Chưng thêm 5 - 10 phút thì tắt bếp, cho yến ra cho hạt chia vào
- Thưởng thức ngay khi còn ấm.
Thời điểm ăn yến sào tốt nhất
Theo chuyên gia dinh dưỡng gợi ý, khi bụng đang đói là thời điểm tốt nhất để ăn yến sào. Có thể bổ sung yến sào vào buổi sáng khi vừa thức giấc ( ăn bữa ăn sáng khoảng 60 phút) hoặc vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn yến vào giữa 2 bữa ăn chính nhưng phải ăn yến sào trước khi dùng bữa ăn khoảng 30- 60 phút. Như vậy nó sẽ giúp bạn hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn và hệ tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng.
Còn trước 60 phút trước lúc đi ngủ, nồng độ của hormone tăng lên, hỗ trợ dưỡng chất được hấp thu hiệu quả.
Yến chưng gừng bảo quản được mấy ngày?
Thời gian của yến chưng gừng còn tùy thuộc vào cách bảo quản cũng như món yến bạn làm, nếu bảo quản sai cách thì không để được lâu, thậm chí còn có thể làm hỏng món yến hay hao hụt dưỡng chất.
- Yến chưng gừng bảo quản tối đa 2 tuần trong nhiệt độ 2-5 độ C
- Yến chưng gừng bảo quản tối đa 1 tuần ( nếu bảo quản tốt có thể trong 10 ngày) khi cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Yến có thể bảo quản tối đa 3 tháng nếu cho vào ngăn đông
Tốt nhất thì bạn chỉ nên chưng đủ số lượng dùng trong ngày, còn nếu bạn là người bận rộn, muốn chưng dùng cho cả tuần thì bạn cũng có thể chưng yến với gừng sau đó cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản được trong 7 ngày.
Bảo quản yến sào thông thường bạn có thể lưu ý:
- Yến sào chỉ cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hay nơi nhiệt độ cao, tránh nơi ẩm ướt khoảng 2- 3 năm
- Yến sào tươi bảo quản trong túi zip hay hộp thủy tinh có nắp đậy kín, cho vào tủ lạnh, có thể dùng được trong vòng vài tháng
- Yến sào sau khi chế biến chỉ dùng dưới 7 ngày ( đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh), nếu để yến quá 7 ngày có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng...
Ngoài ra đối với phần yến chưa dùng tới bạn có thể:
- Yến đã ngâm nước nhưng làm sơ chế sạch lông: Bạn có thể đổ phần yến lọc qua rây sạch, để yến sao nước thì cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản yến khoảng 1 tuần
- Yến đã ngâm nhưng chưa chưng hết: Vẫn lọc yến qua rây sau đó để ráo, cho yến vào túi zip hoặc vào hũ thủy tinh đậy nắp kín và cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C, bạn có thể bảo quản yến khoảng 7 ngày.
Những lưu ý khi sơ chế và chưng yến sào
Yến sào là món ăn bổ dưỡng, bạn có thể chưng yến, nấu cháo, nấu chè...Yến sào hiện nay có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau, bạn chỉ cần lưu ý khi sử dụng yến sào như sau:
1. Khi sơ chế yến sào kỵ gì?
Sơ chế yến sào là quy trình quan trọng, bạn cần sơ chế đúng cách để tránh làm hao hụt khối lượng cũng như các dưỡng chất có trong yến. Bạn cần chú ý:
- Sơ chế yến sào ky dùng nước nóng, nước sôi: Bạn chỉ cần dùng nước lạnh ngâm là được, nếu bạn dùng nước nóng sẽ làm mất đi những dưỡng chất có sẵn trong yến
- Thời gian ngâm yến không được ngâm quá lâu: Thời gian ngâm yến sào khoảng 15- 30 phút là chuẩn, còn đối với loại yến cứng và dày thì bạn chó thể ngâm lâu hơn. Nếu bạn ngâm quá lâu có thể sẽ làm mất đi lượng protein của yến.
2. Khi chế biến yến sào kỵ gì?
Món ăn được rất nhiều người yêu thích và chế biến khi sử dụng yến sào là món yến chưng. Đây là món ăn dễ làm, chế biến nhanh, quan trọng khi chế biến yến chưng bạn có thể giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng trong yến. Nhiều người có sở thích thêm đường phèn khi chưng yến để tăng hương vị, tuy nhiên nếu được thì bạn nên hạn chế thêm đường, bạn co thể sử dụng các loại trái cây khô để tạo độ ngọt tự nhiên cho món yến chưng ví dụ như táo đỏ khô, long nhãn...
Ngoài ra, khi chưng yến bạn có thể thêm một số nguyên liệu khác như đồng trùng hạ thảo, kỷ tử, hạt sen, hạt chia, gừng tươi,....vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng vừa tăng hương vị của món yến chưng,
- Không được nấu yến ở nhiệt độ cao: Nếu chưng yến nên dùng nồi chuyên dụng, để có nhiệt độ phù hợp
- Không chưng yến mà nước tràn vào yến
- Có thể nấu yến sào với các món ăn tùy thích như gà tiềm yến, chè yến, bồ câu hầm yến... hay chế biến các món ăn khác bạn nên thêm yến vào bước cuối cùng sau đó chỉ cần nấu nhỏ lửa 5 phút thì tắt bếp. Nếu nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất chất dinh dưỡng của yến.
Lời kết
Món yến chưng gừng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên tham khảo bác sĩ để có liều lượng phù hợp với nhu cầu bản thân nhé!