Gan Nhiễm Mỡ Có Nên Ăn Khoai Lang Không?
Gan nhiễm mỡ thì có được ăn khoai lang không được nhiều người quan tâm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Những lợi ích nổi bật của khoai lang
Khoai lang là một thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Theo Đông y khoai lang là một vị thuốc có thể giúp nhuận tràng, bỏ huyết, chống viêm và có thể bồi bổ sức khỏe...
Khoai lang có nhiều loại và màu sắc khác nhau, như khoai lang vàng, đỏ, tím, trắng... đặc biệt khoai lang đỏ và vàng có nhiều beta-carotene, vitamin C, kali, canxi, mangan... mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, bao gồm:
- Hỗ trợ giảm cân
- Cải thiện tiêu hóa
- Điều hòa đường huyết
- Phòng ngừa các vấn đề về tim mạch
- Chống viêm
- Cải thiện các vấn đề về xương khớp
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol,…
Gan nhiễm mỡ có nên ăn khoai lang không?
Khoai lang là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng cho người có vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
- Khoai lang giàu vitamin A và kali, có thể không phù hợp cho những người có chức năng gan yếu, bởi lẽ nếu hấp thụ quá nhiều hai dưỡng chất này, cơ thể có thể không xử lý và không thanh lọc hết, gây ra tình trạng phù nề và tổn thương gan, thận. Cho nên người bị xơ gan và gan nhiễm mỡ cần tránh ăn khoai lang.
- Với hàm lượng calo và carbohydrate cao, khoai lang có thể làm tăng áp lực lên gan nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là đối với những người có chức năng gan kém.
- Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể trở nên khó khăn nếu tiêu thụ nhiều khoai lang do lượng tinh bột tiêu hóa nhanh cũng như lượng đường tự nhiên.
Như vậy, người có gan nhiễm mỡ nên tránh tiêu thụ khoai lang, và nếu ăn thì ăn ít càng cằng tốt, để tránh gây thêm gánh nặng cho gan và thận làm bệnh tình nặng hơn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khoai lang, vì tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ khác nhau, việc tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách và có lợi cho sức khỏe.
Những thực phẩm gan nhiễm mỡ nên tránh
Người bị gan nhiễm mỡ cần tránh những thực phẩm sau để không làm tăng thêm gánh nặng cho gan và nguy cơ phát triển các biến chứng:
Tránh ăn thực phẩm tinh bột nhanh
Tinh bột nhanh được hấp thu nhanh chóng và có thể làm tăng đường huyết, khiến việc tích tụ mỡ ở gan diễn ra nhanh hơn, đều này gây áp lực lên gan và làm bệnh tình nặng hơn. Các loại thực phẩm rau củ, hoa quả có lượng tinh bột nhanh mà người gan nhiễm mỡ nên biết:
- Các loại đậu như đậu lăng, đầu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan...
- Rau củ như bí đỏ, khoai lang, bắp, khoai tây, sắn, khoai mỡ...
- Trái cây như chuối chín, xoài chín ngọt, đu đủ, dứa, trái cây sấy khô, mứt hoa quả...
- Ngũ cốc tinh chế nên được tiêu thụ hạn chế như bún, phở, gạo, bánh mì trắng...
- Các gia vị như các sốt nướng, tương ớt...
- Các loại bánh kẹo ngọt..
Đây đều là những nhóm thực phẩm mà người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế và tránh tiêu thụ.
Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Lượng cholesterol cao trong gan có thể gây tổn thương tế bào gan ở người bị gan nhiễm mỡ. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt ba chỉ, thịt đỏ ( thịt bò, thịt cừu...) gia cầm có da, mỡ heo, và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Vì vậy, để không gây hại cho gan cũng như hỗ trợ việc trị bệnh gan nhiễm mỡ thì bạn cần tránh nhưng sản phẩm có cholesterol cao, không chỉ người bệnh mà người bình thường cũng nên hạn chế.
Đồ uống có cồn
Gan chuyển hóa rượu thành acetaldehyde, ức chế chuyển hóa chất béo và kích thích hoại tử tế bào gan. Do đó, khi bạn uống rượu bía, các đồ uống có cồn này chính là thủ phạm gây tổn hại cho gan.
Lạm dụng bia rượu có thể tiến triển bệnh gan nhiễm mỡ thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Vậy nên, bạn cần tránh uống rượu bia để bảo vệ gan hoặc đối với người có vấn đề về gan thì sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của gan.
Mỡ từ động vật
Mỡ từ nguồn gốc động vật có lượng axit béo không bão hòa cao và có thể gây ra tình trạng kháng insulin, dẫn đến tích tụ mỡ ở gan. Thay vì sử dụng những thực phẩm giàu mỡ động vật như thịt ba rọi, xúc xích, mỡ và da của gia cầm lẫn gia súc, kem, bơ, phô mai, sữa tươi... thì bạn nên chọn chất béo từ thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, bơ, mỡ từ cá, hạt và đậu.
Mỡ từ thực vật lành mạnh và an toàn hơn so với mỡ động vật, nên người bị gan nhiễm mỡ cần tránh mỡ động vật.
Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu...
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol, hai thành phần này nếu kết hợp lại với nhau có thể làm việc oxy hóa chất béo không kiểm soát được trong gan, gây chết tế bào.
Bên cạnh đó, thịt đỏ bao gồm thịt dê, thịt cừu, thịt bò, thịt bê, thịt nai... cũng có nhiều purin, sẽ tạo ra axit uric khi tiêu hóa, điều này dẫn đến nguy cơ bị tăng men gan và nguy cơ xơ gan.
Hạn chế thịt đỏ là điều cần thiết để giảm lượng mỡ trong gan, giảm viêm, và phục hồi chức năng gan cũng như hạn chế các biến chứng khác.
Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Những thực phẩm mà người bị gan nhiễm mỡ cần tránh để giảm mỡ tích tụ ở gan và giảm sức ép lên gan bao gồm:
- Bánh kẹo ngọt, thạch..
- Nước ngọt, nước có gas...
- Các loại thực phẩm có nhiều đường khác.
Không ăn nhiều muối
Muối nên được tiêu thụ dưới 5g mỗi ngày theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia. Khi bạn lạm dụng ăn nhiều muối, ăn quá mặn có thể tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ không do rượu khoảng 60% và làm bệnh tình nặng hơn. Do đó, việc ăn muối phù hợp không chỉ làm bạn ăn ngon hơn, mà còn bảo vệ sức khỏe, đối với người bị gan nhiễm mỡ việc hạn chế tiêu thụ mối cũng giúp bảo vệ gan, tránh tình trạng tích nước gây phù nề và ngừa bệnh cao huyết áp...
Đồ đóng hộp
Các thực phẩm làm sẵn, đóng hộp thường có nhiều đường, muối, chất béo bão hòa, chất bảo quản, cholesterol cao. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn những thực phẩm này để tránh làm gan tổn thương và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Hoa quả có hàm lượng đường cao
Trái cây chứa đường tự nhiên như fructose và sucrose có thể làm tăng lượng mỡ trong gan, đặc biệt là khi tiêu thụ trong lượng lớn. WHO khuyến nghị mức tiêu thụ đường hàng ngày không quá 25g để duy trì sức khỏe.
Người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn trái cây có hàm lượng đường cao như chuối chín, xoài, nho, nhãn, vải, mít,.... vì dù chỉ nạp một lượng nhỏ fructose và sucrose cũng đã làm tăng x2 lần lượng mỡ dư thừa ở gan so với nạp glucose sau 7 tuần. Vì vậy, mặc dù là ăn trái cây rất tốt nhưng bạn cần lựa chọn trái cây phù hợp.