Trà Gừng Mật Ong Có Công Dụng Gì? Cách Làm Trà Gừng Mật Ong Trị Ho, Trị Cảm
Trà gừng mật ong là một thức uống hấp dẫn, ngoài ra nó còn hỗ trợ trị ho và giải cảm khá tốt.
Trà gừng mật ong có công dụng gì?
Mật ong và gừng đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, trong khi đó gừng lại được dùng để cải thiện hệ tiêu hóa. Trà gừng mật ong đã được từ xưa để bảo vệ sức khỏe. Hương vị cay, thơm và ngọt ngào, là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là những lợi ích của trà gừng mật ong:
Hỗ trợ sự vận chuyển máu tốt hơn
Trà gừng mật ong là một loại đồ uống giàu các hợp chất chống oxy hoá, trong đó bao gồm: gingerols, zingerone có khả năng diệt một số loại vi khuẩn. Do đó, trà gừng mật ong này có thể hỗ trợ quá trình tim bơm máu tới các cơ quan trên cơ thể, làm ấm cơ thể hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch.
Lưu thông máu tốt hơn giúp các tế bào và cơ quan trong cơ thể phát triển khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Làm dịu cơn buồn nôn, các bệnh liên quan đến dạ dày
Gừng và mật ong là 2 loại thực phẩm có tác dụng làm giảm cơn đau đầu, làm dịu cơn buồn nôn do các bệnh về tiêu hóa gây nên. Gừng có chứa hàm lượng phenol cao nên có khả năng làm giảm cơn đau dạ dày. Phụ nữ mang thai bị ốm nghén cũng có thể uống 1 ly trà gừng để cảm thấy thoải mái hơn. Trước khi đi xe để giảm cảm giác buồn nôn những người hay bị say xe cũng có thể uống một ly trà gừng để cải thiện tình trạng say tàu xe của bản thân.
Làm giảm đau
Trong gừng có các hợp chất gingerol có khả năng chống viêm và có thể ngăn chặn cơ thể sản xuất COX2, vì vậy có thể giúp bạn làm giảm đau. Người bị các bệnh lý như bệnh gout, thấp khớp hay đau mỏi xương khớp,… cũng có thể bổ sung thêm trà gừng để phòng ngừa và làm giảm sưng đau. Người bị đau nửa đầu cũng có thể uống trà gừng để giảm Prostaglandin, đây cũng là một trong những yếu tố gây ra hội chứng đau nửa đầu.
Cải thiện hệ miễn dịch
Mật ong có hàm lượng cao chất chống oxy hóa, gừng có khả năng phòng ngừa cảm cúm. Do đó, khi bạn bị ốm, trà gừng mật ong có thể giúp cơ thể cải thiện miễn dịch, giúp hồi phục cơ thể nhanh hơn. Ngoài ra loại trà này còn có khả năng đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả.
Gừng còn có nhiều chất như kẽm, magie, crom,… giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, giúp chống viêm và kháng khuẩn để phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả hơn.
Giúp kỳ kinh nguyệt giảm bị chuột rút
Trà gừng có thể giúp giảm mệt mỏi, chuột rút hay hội chứng tiền kinh nguyệt, hay chu kỳ kinh nguyệt không đều,...
Hướng dẫn cách làm trà gừng mật ong trị ho hiệu quả
Để làm trà gừng mật ong trị ho hiệu quả bạn nên chọn mật ong nguyên chất, có xuất xứ rõ ràng, còn gừng thì phải còn tươi, không bị hư dập hay nảy mầm. Nguyên liệu chất lượng giúp bạn làm nên một ly trà gừng mật ong vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe.
Cách sử dụng gừng trị ho
Khi bạn bị ho, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Dùng gừng, chanh và mật ong
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Chanh tươi
- Mật ong 1-2 thìa
Cách làm:
- Gừng tươi mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt mỏng lấy 3- 6 lát gừng
- Cho 1-2 ly nước vào ấm, đun sôi, sau đó cho gừng vào đun khoảng 5- 10 phút
- Cho nước gừng ra, vớt bỏ bã gừng
- Chờ nước ẩm khoảng 50- 70 độ C thì bạn cho mật ong và nước cốt chanh vào, khuấy đều
- Nêm nếm cho vừa khẩu vị của bản thân
- Uống ngay khi trà còn ấm.
Mỗi ngày không được uống quá 3 tách trà gừng.
Dùng chanh và gừng
Gừng là gia vị cay nóng, có thể làm ấm cơ thể, giúp cải thiện ngừa và rát do viêm họng, ngoài ra, gừng còn giúp thải độc giúp chống nhiễm trùng. Còn chanh lại có nhiều vitamin C giúp chống lại các gốc tự do, tăng đề kháng...
Nguyên liệu:
- Chanh tươi
- Gừng tươi
Cách làm:
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt mỏng
- Chanh tươi bạn rửa sạch bên ngoài, cắt lấy 1 miếng vừa
- Cho nước vào ấm, đun sôi, sau đó cho gừng vào đun 2- 5 phút
- Sau đó bỏ bã gừng và lấy phần nước cho vào ly
- Chờ nước ấm thì bạn cho nước cốt chanh vào
- Thưởng thức khi nước còn ấm.
Dùng gừng và sả
Sả cũng tương tự gừng, đều là 2 thực phẩm có khả năng kháng nấm và chống viêm.
Chất chống oxy hóa trong gừng giúp cải thiện miễn dịch, nên uống trà gừng sả giúp bổ sung dưỡng chất và nâng cao đề kháng.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Sả cây
- Mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Gừng tươi gọt vot rửa sạch, cắt mỏng
- Sả rửa sạch, cắt nhỏ
- Cho nước vào ấm và đun sôi, đó cho gừng và sả vào đun sôi khoảng 5 phút
- Lọc bỏ phần bả, lấy phần nước cho ra ly
- Chờ nước ấm thì cho mật ong nguyên chất vào, khuấy đều
- Nêm nếm cho vừa khẩu vị
- Thưởng thức ngay khi còn ấm.
Dùng bột gừng
Bột gừng bạn có thể cho trực tiếp cho vào các món ăn mà bạn chế biến. Nhờ trong gừng có chứa hàm lượng gingerols có khả năng giải cảm lạnh thông thường. Do đó, sử dụng nó cũng giúp phòng cảm lạnh và ho.
Thời gian uống trà gừng mật ong tốt nhất là khi nào?
Trà gừng mật ong nên uống vào buổi sáng và sau bữa sáng sẽ có lợi cho cơ thể. Vì vào khoảng thời gian này có nhiều khí trong dạ dày, trà gừng sẽ giúp cân bằng vị khí.
Trong Đông y, gừng có 3 dạng là gừng tươi, gừng khô, gừng nướng. Nhất là gừng tươi thích hợp với mọi người, có thể dùng các thời điểm trong ngày nhưng cần sử dụng với liều lượng hợp lý.
Những người bị nhiệt trong người không nên uống gừng khô, gừng nướng vào buổi tối sẽ làm cơ thể nóng lên, khó ngủ. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, không tích lũy độc tố. Nói chung gừng mang lại hiệu quả tốt nhất khi uống vào mỗi buổi sáng và một ngày uống 1- 3 ly trà gừng tùy vào sức khỏe mỗi người, không nên uống liên tục trong thời gian dài. Những người đang dùng thuốc loãng máu, hạ huyết áp, hạ đường huyết,… cần dùng liều lượng thấp và quan sát phản ứng của cơ thể.
Ai không nên sử dụng gừng?
Gừng phải được sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp mới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không hẳn ai cũng dùng được gừng. Theo phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, gừng có tính nhiệt, tuy là gia vị tốt nhưng không được dùng quá nhiều, khi lạm dụng gừng có thể gây nhiệt trong người, khô miệng, khát nước...
Theo một số lương y, nếu sử dụng quá 5g gừng/ngày có thể chảy nước mắt sống, gây toét mắt.
Dưới đây là những đối tượng không nên dùng gừng:
- Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người huyết áp cao, bệnh tim
- Người hay bị nhiệt miệng, có địa nóng
- Người bị táo bón
- Người bị sốt cao
- Người bị say nắng
- Phụ nữ mang thai
- Người bị gan, trĩ, xuất huyết
- Người đang sử dụng thuốc...
Tóm lại, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng.