Những Ai Không Nên Ăn Mướp Đắng
Mướp đắng ( khổ qua) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn nó.
Những lợi ích không ngờ khi ăn mướp đắng
Mướp đắng ( khổ qua) là loại cây thân leo, bám lên giàn nhờ các tua cuốn, trái mướp đắng có màu xanh khi còn xanh và có màu vàng cam khi chín. Là một thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Chứa nhiều dưỡng chất
Trong 100g mướp đắng tươi, bạn có thể tìm thấy những dưỡng chất nổi bật như:
- Năng lượng: 21calo
- Chất xơ: 2g
- Carbs: 4g
- Vitamin A: 44% DV *
- Vitamin B9: 17% DV
- Vitamin C: 99% DV
- Kẽm: 5% DV
- Sắt: 4% DV
- Kali: 8% DV...
* DV là giá trị khuyến nghị hàng ngày.
Hỗ trợ tiêu hóa
Mướp đắng có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao, 94g mướp đắng có thể đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp bạn có cảm giác no lâu, cũng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Giảm cholesterol
Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì nó làm tích tụ mỡ trong động mạch. Mướp đắng có thể làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Sử dụng chiết xuất mướp đắng đã cho rằng có thể giảm cholesterol LDL đáng kể so với người dùng giả dược.
Vậy nên, sử dụng mướp đắng cũng có thể giảm nồng độ cholesterol LDL, từ đó cải thiện sức khỏe.
Tăng cường sức đề kháng, thị lực
Mướp đắng chứa một lượng lớn vitamin C, một dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh tật, xây dựng xương và hỗ trợ vết thương hồi phục.
Ngoài ra, nó cũng giàu vitamin A, giúp cải thiện sức khỏe của da và thị lực.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Mướp đắng được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu đường nhờ vào các thành phần có trong loại quả này. Nó còn chứa hợp chất có công dụng gần giống insulin nên cũng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường và đang điều trị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh làm hạ đường huyết.
Khả năng chống viêm
Mướp đắng có khả năng chống viêm nhờ nó chứa hàm lượng polyphenol cao, hợp chất này giúp giảm viêm.
Khả năng chống oxy hóa
Mướp đắng cung cấp vitamin B9 (folate), hỗ trợ cho quá trình phát triển và tăng trưởng, cùng với một lượng nhỏ khoáng chất như kali, kẽm và sắt. Thực phẩm này cũng là chứa catechin, acid gallic, epicatechin và acid chlorogenic - những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương.
Hỗ trợ giảm cân
Mướp đắng là thực phẩm bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng do hàm lượng calo thấp và chất xơ cao. Mỗi khẩu phần 100g chứa khoảng 2g chất xơ.
Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, kiểm soát cảm giác thèm ăn, giúp bạn dễ dàng quản lý lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ còn giúp nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón.
Vậy nên nếu có kế hoạch giảm cân, bạn có thể thêm mướp đắng vào thực đơn của mình kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thể thao đều đặn.
Chế biến nhiều món ăn ngon
Mướp đắng có thể dùng đa dạng nhiều món ăn khác nhau, bạn có thể ăn sống, chế biến các món như khổ qua xào trứng, khổ qua dồn thịt, khổ qua luộc..., không những vậy bạn cũng có thể làm thành các thức uống ngon miệng như nước ép khổ qua, sinh tố khổ qua... Đây đều là những món ăn lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn vừa phải tránh lạm dụng ăn quá nhiều.
Những ai không nên ăn mướp đắng?
Những người sau đây không nên ăn mướp đắng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:
Bà bầu và cho con bú
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung và tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, nên bà bầu không tiêu thụ mướp đắng để tránh nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú cũng cần tránh vì các chất trong mướp đắng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của em bé qua sữa mẹ.
Những người mới phẩu thuật
Sau phẫu thuật, cơ thể cần thời gian để ổn định huyết áp và đường huyết. Mướp đắng, với khả năng giảm đường huyết và huyết áp, có thể làm rối loạn quá trình hồi phục này. Nó cũng có thể ngăn chặn sự tự điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể sau phẫu thuật.
Do đó, người bệnh nên tránh ăn mướp đắng ít nhất hai tuần trước và sau khi phẫu thuật để không gây ra các vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, hoặc đau đầu.
Người có tiền sử hạ đường huyết
Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, nên những người bị hạ huyết áp không nên sử dụng vì nó có thể gây nguy cơ hạ đường huyết. Nhờ chứa các chất như charantin, vicine c và polypeptide-P, hỗ trợ cho bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đường.
Do khả năng làm giảm huyết áp, mướp đắng có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, và nhức đầu ở những người có huyết áp thấp hoặc có tiền sử bị hạ huyết áp.
Người có vấn đề về gan và thận
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng có thể gây tổn thương gan ở động vật và tăng men gan. Nó cũng có thể tích tụ kim loại từ đất trồng nhiễm kim loại, nó cũng có thể gây hại cho người có chức năng gan hoặc thận kém.
Vậy nên những ai có vấn đề về gan và thận không nên sử dụng mướp đắng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Những người bị thiếu hụt G6PD
Những người bị thiếu hụt G6PD cũng là đối tượng không nên ăn mướp đắng. Vicine trong mướp đắng có thể gây ra ngộ độc tầm đậu có thể khiến bạn đau đầu, đau bụng, sốt và thiếu máu, thậm chí là hôn mê. Nên những người này không nên tiêu thụ mướp đắng để tránh các triệu chứng tiêu cực.
Không ăn khi đói
Khi đói bạn không nên ăn hay uống mướp đắng, vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày, vậy nên bạn hãy sử dụng nó khi đã được lót dạ.
Thực phẩm không được kết hợp với mướp đắng
Mướp đắng không nên kết hợp cùng tôm, trà xanh, măng cụt, cua, tôm, các loại hải sản khác, vì loại quả này giàu vitamin C mà trong hải sản lại chứa asen khi kết hợp với nhau có thể tạo nên thạch tín ( một chất gây ngộ độc, nguy hiểm), còn trà xanh và măng cụt lại có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và cản trở hấp thu dưỡng chất của cơ thể.