Tìm Hiểu Về 8 Công Đoạn Chế Biến Trà
Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long...
Trà là gì?
Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long...
Trà là loại nước uống thứ 2 được ưa thích nhất thế giới, nước là thức uống phổ biến số 1. Tất cả các loại trà được sản xuẩt từ một loại cây trà (Cemellia Senensis), sống trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Trà có thể được tạo ra từ búp trà, lá trà... tùy vào phương pháp sản xuất khác nhau, các mức độ oxy hóa khác nhau mà có thể tạo được ra nhiều hương vị khác nhau. Trà thường trồng trà thành luống và liên tục chặt để cây chỉ cao ngang bụng, thuận tiện cho việc hái búp và tăng năng suất.
8 công đoạn chế biến trà
Trà được làm từ cây chè, tùy vào phương pháp khác nhau mà người ta đã làm ra vô vàn loại trà với hương vị độc đáo. Tùy vào mỗi cách chế biến sẽ tạo nên loại trà khác nhau, nhưng chung quy thì thường có các quy trình chế biến như thu hái trà - làm héo trà - vò trà - sấy khô trà - oxy hóa - sấy khô trà - định hình, đóng gói - bảo quản.
Thu hái
Thông thường chế biến trà sẽ dùng búp non, lá chè non, lá hay búp càng non thì càng tốt. Tùy vào loại trà mà người ta có thể phân loại nguyên liệu như: búp, có búp và 1 lá non, có búp và 2- 3 lá liền kề búp. Ngoài ra, khâu thu hái và bảo quản lá chè ở giai đoạn này rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng của trà.
Làm héo trà
Những búp chè hay búp chè được thu hái, sau đó người ta mang nó đi làm héo, cách làm này giúp lượng hơi nước trong trà giảm đi, giúp lá trà không bị nát. Việc làm héo này cũng giúp tạo ra những biến đổi sinh hóa giúp các công đoạn chế biến sau thuận lợi hơn.
Làm héo trà có thể là phơi nắng, sao, luộc...tùy loại trà.
Vò chè
Công đoạn vò chè này nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc lá trà, điều này phá vỡ các tế bào và giúp giải phóng các chất hòa tan và bám vào bề mặt lá. Nhờ vậy, nên nó cũng giúp quá trình oxy hóa trà dễ dàng hơn. Không những vậy, công đoạn này cũng khiến trà có nhiều hình dáng khác nhau có thể tròn viên hay dẹt...
Phơi trà
Đây là một công đoạn không nên bỏ qua, chỉ cần cho trà phơi dưới nắng là được.
Đảo trà
Trà được diệt men với nhiệt độ cao, công đoạn này phải do người có kỹ thuật thực hiện để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của trà. Khi trà được diệt men tốt sẽ giữ được những dưỡng chất của trà, giữ được màu xanh của diệp lục, tạo hương vị tinh tế.
Ủ trà
Ủ trà là công đoạn giúp lá trà ở trong môi trường ẩm và nhiệt để việc lên men và oxy hóa dễ dàng hơn.
Oxy hóa trà
Oxy hóa là quá trình oxy hóa phản ứng với những thành phần hóa học có trong lá chè dưới chất xúc tác enzyme. Khi diệt men thì quá trình oxy hóa sẽ không diễn ra. Quá trình oxy hóa khác nhau cũng tạo nên các loại trà khác nhau như:
- Lục trà không cần trải qua quá trình oxy hóa
- Trà đen được oxy hóa toàn bộ nên màu trà có màu đỏ đậm
- Trà ô long được oxy hoa một phần
Nhờ quá trình oxy hóa này mà cũng tạo nên hương vị đặc trưng, màu sắc cho các dòng trà.
Sấy khô
Công đoạn này giúp loại trà không bị oxy hóa, làm khô và định hình trà, sau đó đóng gói sản phẩm.