Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Thu. Trẻ Em Ăn Cá Thu Tốt Không?
Cá thu là một loại cá biến, chứa nhiều dưỡng chất và còn có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Giá trị dinh dưỡng của cá thu
Cá thu là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em nếu được tiêu thụ một cách hợp lý. Trẻ nhỏ muốn phát triển toàn diện thì việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ là điều rất quan trọng, nhất là carbohydrate, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Đây là những thành phần hỗ trợ phát triển trí não và hệ miễn dịch cho trẻ.
Cung cấp omega-3
Cá thu là một loại cá biển chứa nhiều omega-3, giúp hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường trí tuệ và cải thiện chức năng mạch máu.
Protein và chất béo
Là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Khoáng chất
Ngoài ra, cá thu còn cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, photpho và kẽm,... giúp hỗ trợ hệ xương, hệ miễn dịch.
Các loại vitamin
Cùng với các vitamin nhóm B như vitamin PP, vitamin B2 và vitamin B12.
Với hàm lượng dưỡng chất phong phú, cá thu mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều cá thu.
Lưu ý khi cho trẻ ăn cá thu:
- Hạn chế thủy ngân: Cá thu có thể chứa một lượng thủy ngân. Do đó, nên kiểm soát lượng cá thu trong khẩu phần ăn của trẻ để tránh ảnh hưởng xấu đến não bộ.
- Lượng khuyến nghị: Trẻ em nên ăn không quá 100 gam cá thu mỗi tháng để đảm bảo an toàn.
Trẻ em ăn cá thu có tốt không?
Nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn liệu việc cho trẻ ăn cá thu có thực sự tốt hay không, và liệu ăn nhiều cá thu có an toàn không.
Cá thu là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất như axit folic (vitamin B9), vitamin D, sắt, canxi, và kẽm, cùng lượng omega-3 dồi dào. Những dưỡng chất này rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Tuy nhiên, cá thu là một loài cá biển nên có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao. Khi trẻ ăn cá thu chứa nhiều thủy ngân sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ mang thai ăn nhiều cá thu chứa nhiều thủy ngân sẽ tác động đến hệ thần kinh và não bộ thai nhi, khiến trẻ sinh ra có thể bị chậm nói, trí tuệ kém, chậm ...
Không nên cho trẻ ăn nhiều cá thu
Cá thu là một trong bốn loại cá mà cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) khuyến cáo nên hạn chế ăn vì hàm lượng thủy ngân cao hơn mức bình thường.
Trong dự thảo tư vấn cập nhật về việc tiêu thụ cá, FDA và EPA cho rằng bà bầu, đang cho con bú và trẻ em cần thận trọng. Có thể ăn các loại cá khác nhau khoảng 225 - 340g, mỗi tuần ăn 2- 3 bữa. Những loại cá không chứa thủy ngân như tôm, cá da trơn, cá hồi,...
Ăn cá giúp bổ sung nguồn protein, vitamin và khoáng chất, đồng thời cá còn giàu omega-3, bên cạnh đó, một số loại cá còn có cá vitamin D. Do đó, không nên loại bỏ cá khỏi thực đơn vì lo ngại nhiễm thủy ngân hay chì. Thay vào đó, cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của các loại cá, chọn các loại cá không chứa thủy ngân để ăn, điều này sẽ đđảm bảo sức khỏe tốt hơn.
Cách hấp thu omega 3 hiệu quả và tránh hấp thu thủy ngân
Cá nhiễm thủy ngân như thế nào?
Thủy ngân xâm nhập vào cá thông qua một quá trình phức tạp bắt đầu từ môi trường. Dưới đây là cách thủy ngân bị nhiễm vào cá:
- Nguồn gốc thủy ngân: Thủy ngân có thể phát tán vào môi trường từ các hoạt động công nghiệp như đốt than, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, xi măng, điện.... Khi thủy ngân được thải ra không khí, nó có thể rơi xuống các nguồn nước như sông, hồ và đại dương. Có thể nói thủy ngân có thể xuất hiện ở mọi nơi, trong tự nhiên do núi lửa phun trào, cháy rừng...
- Chuyển hóa thành methylmercury: Trong nước, thủy ngân vô cơ được vi khuẩn và các quá trình sinh học khác chuyển hóa thành methylmercury, một dạng thủy ngân độc hại hơn.
- Hấp thụ vào cá: Cá hấp thụ methylmercury từ thức ăn và nước khi nó đi qua mang. Methylmercury liên kết chặt chẽ với protein trong mô cá, bao gồm cả cơ bắp.
- Tích lũy sinh học: Methylmercury không dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể cá, dẫn đến sự tích lũy sinh học. Cá lớn ăn cá nhỏ, và qua mỗi bậc dinh dưỡng, nồng độ methylmercury tăng lên. Dù nấu chín cũng không phân hủy. Các loại cá ăn thịt, kích thước lớn và sống lâu thường chứa thủy ngân cao hơn.
- Tác động đến con người: Khi con người ăn cá chứa methylmercury, chất này có thể tích lũy trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Lý do không nên loại bỏ cá hoàn toàn
Không nên loại bỏ hoàn toàn cá ra khỏi thực đơn của trẻ vì cá là nguồn dinh dưỡng quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Charles Santerre, giáo sư về thực phẩm độc hại tại Đại học Purdue cho rằng: " Không nhất thiết loại bỏ cá ra khỏi khẩu phần ăn để tránh tiếp xúc với kim loại này, lý do là một lượng thủy ngân thấp thì không gây hại".
Nếu chỉ vì lo ngại thủy ngân mà hoàn toàn loại bỏ cá trong bữa ăn của trẻ thì đều này khiến trẻ không nhân được những dưỡng chất quan trọng từ cá. Omega 3 nếu cung cấp đầy đủ khi trẻ trong bụng mẹ và thời kỳ sơ sinh ( bú mẹ hay sữa bổ sung) có lợi ích đến quá trình phát triển nhận thức và thị lực cho trẻ.
Ăn cá chứa nhiều thủy ngân sẽ ra sao?
Nếu con bạn ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.
- Ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh: Thủy ngân có thể gây ra các triệu chứng như tê hoặc ngứa ran ở miệng, tay và chân, suy giảm thị lực và thính lực, mất tầm nhìn ngoại vi, yếu cơ và khó phối hợp vận động.
- Phát triển trí tuệ: Trẻ em tiếp xúc với mức thủy ngân cao có thể gặp khó khăn trong việc học tập và phát triển trí tuệ, dẫn đến khả năng tư duy kém và chậm học hỏi.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Tiếp xúc lâu dài với thủy ngân có thể gây ra các vấn đề về thận và phổi, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ.
Để bảo vệ sức khỏe của con bạn, hãy hạn chế tiêu thụ các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá mập và cá kiếm. Thay vào đó, hãy chọn các loại cá lành mạnh như cá hồi, cá da trơn, tôm...
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của con mình sau khi ăn cá, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Những loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân nhiều nhất
Vào năm 2004, theo khuyến cáo chung của hai tổ chức FDA (Food and Drug Administration) và EPA (Environmental Protection Agency), trong đó, 4 loại cá chứa nhiều thủy ngân mà trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sunh nở cần tránh bao gồm:
- Cá mập
- Cá kiếm
- Cá kình
- Cá thu
Bên cạnh đó, trẻ em từ 2- 6 tuổi, theo GS. Santerre cho rằng, nhóm trẻ em này không nên tiêu thụ cá ngừ ( đông lạnh và cá tươi), cá chẽm chile, cá vược, cá ngừ (bluefish), cá cờ, cá vàng, cá cam, cá Orange roughy, cá Crevalle jack, cá thu Tây Ban Nha đánh bắt ở vịnh Mexico, cá Walleye đến từ Ngũ Đại Hồ.
Nói chung nếu cho trẻ ăn cá, phụ huynh cần tìm hiểu và tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân.
Cách mua cá tươi, chất lượng
Để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ ngộ độc thủy ngân, lượng cá thu mà người lớn có thể ăn là 200 gram mỗi tháng và đối với trẻ em là 100 gram mỗi tháng. Cá thu Đại Tây Dương là loại ít nguy hiểm nhất trong các loại cá thu, do đó, cha mẹ nên lưu ý khi mua và chế biến cho gia đình.
Hướng dẫn chọn cá tươi ngon:
- Quan sát mắt và vảy cá: Cá tươi có mắt và vảy sáng. Tránh những con cá có đuôi hạ thấp yếu ớt hoặc vây khô và có màu xám.
- Chọn cá còn sống, đang bơi: Chọn những con cá đang bơi ở đáy bể nước sạch, tránh những con cá bơi ở gần bề mặt nước.
- Chọn cá cắt sẵn: Chọn miếng cá tươi sáng và có vân màu trắng. Tránh miếng cá có màu đỏ hoàn toàn, có màu lạ, có thể đã bị nhuộm màu.
- Kiểm tra đốm trên da cá: Không chọn những con cá có đốm sáng trên da, vì chúng thường đang trong mùa sinh sản và thịt sẽ nhạt, không ngon.
Việc chọn mua cá tươi ngon không chỉ đảm bảo hương vị mà còn giúp duy trì giá trị dinh dưỡng cao nhất từ cá thu. Hãy chú ý đến các yếu tố trên khi mua cá để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho gia đình bạn.