Cá Ươn Có Ăn Được Không? Cách Chọn Mua Cá Tươi
Cá là một thực phẩm vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe, nhưng một số người vẫn thắc mắc liệu cá ươn có ăn được không? Cùng tìm hiểu nhé.
Cá ươn có ăn được không?
Việc lựa chọn cá tươi là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và lợi ích cho sức khỏe. Cá tươi không chỉ ngon hơn mà còn giúp tránh được các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Cá tươi thường không chứa vi khuẩn gây hại, nhưng sau khi chết sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là cá biển, thường bị đánh bắt xa và dễ bị ươn hơn.
Trong quá trình phân hủy, cá có thể phát sinh mùi khó chịu và sự biến đổi về màu sắc do các axit hữu cơ và đạm histidine - là một loại axit amin có thể gây độc.
Histamin có khả năng chịu nhiệt và vẫn gây hại cho sức khỏe ngay cả khi cá đã được nấu chín. Do đó, việc ăn cá không còn tươi sống hay vừa mới được đánh bắt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vì lý do này, bạn nên tránh ăn cá ươn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Không nên ăn bộ phận nào của cá?
Ngoài việc tránh ăn cá không còn tươi, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các bộ phận của cá đều an toàn để tiêu thụ. Có một số bộ phận bạn cần biết để tránh ăn phải vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Các bộ phận của cá mà bạn nên tránh ăn bao gồm:
Bộ phận màng cá
Màng cá không cung cấp giá trị dinh dưỡng và thường chứa các chất thải và kim loại nặng từ quá trình trao đổi chất của cá. Do đo, bạn không nên ăn bộ phận này mà nên loại bỏ khi sơ chế cá.
Bộ phận lớp màng đen ở bụng cá
Lớp màng này chủ yếu gồm lysozyme, chất béo và có thể chứa vi khuẩn gây hại có sức khỏe. Nó cũng làm tăng mùi tanh của cá và không nên được tiêu thụ.
Bộ phận ruột cá
Đây là nơi có thể chứa nhiều loại vi khuẩn và nhiễm độc từ môi trường sống của cá, bao gồm kim loại nặng và ký sinh trùng như giun và sán. Nếu không được làm sạch kỹ, việc ăn ruột cá có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bộ phận mật cá
Mặc dù có quan niệm cho rằng mật cá tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế không có bằng chứng khoa học nào hỗ trợ điều này. Mật cá có thể chứa tetrodotoxin, một chất độc nguy hiểm có thể ức chế hệ thần kinh và gây tử vong. Do đó, khi sơ chế cá bạn cần nhẹ nhàng loại bỏ phần mật cá này, tránh làm nó vỡ, dù cá lớn hay bé thì bạn cùng đều phải lấy phần mật cá này ra, sau đó mới mang đi chế biến.
Để đảm bảo an toàn khi ăn cá, bạn nên loại bỏ những bộ phận này trong quá trình chuẩn bị và chế biến.
Cách chọn mua cá tươi chất lượng
Để không mua phải cá ươn, thì có một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để nhận biết cá tươi.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt:
Bụng và hậu môn cá
- Cá tươi: Bụng cá tươi không bị phình ra và có màu sáng
- Cá ươn: Lỗ hậu môn có màu vàng nâu.
Thịt và đuôi cá
- Cá tươi: Cá có độ đàn hồi tốt và thịt cá có màu đỏ tươi, nếu bạn nhấn vào thịt cá thì nó không bị lõm và không lưu lại vết nhấn, đuôi cá cũng chắc chắn
- Cá ươn: Đối với cá không còn tươi - cá ươn, thịt sẽ mềm và có thể có màu sẫm hơn.
Tuy nhiên cũng có nhiều loại cá mà độ đàn hồi của cá có thể khác nhau.
Vảy cá
- Cá tươi: Thường sáng và dính chặt vào cơ thể
- Cá ươn: Vảy cá mất đi độ sáng bóng và dễ bị bong ra.
Mắt cá
- Cá tươi: Mắt cá trong suốt, với giác mạc trong và đầy đặn
- Cá ươn: Mắt cá đục, mờ và màu trắng đục là dấu hiệu của cá không còn tươi.
Mang cá
- Cá tươi: Thường có màu đỏ hoặc hồng, có mùi tanh cá tự nhiên, đặc trưng của cá
- Cá ươn: Có thể chuyển sang màu xám hoặc nâu và có mùi khó chịu.
Mùi cá
- Cá tươi: Thường mang mùi biển hoặc sông tự nhiên
- Cá ươn: Có mùi amoniac hoặc mùi tanh nồng, cho thấy chất lượng không còn được đảm bảo.
Những thông tin này sẽ giúp bạn tránh xa cá ươn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình.