Cách nấu trà gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng và giải nhiệt tốt nhất
Trà gạo lứt là một thức uống pha chế đơn giản nhưng mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe được nhiều người yêu thích.
Trà gạo lứt là gì?
Trà gạo lứt là một loại đồ uống được làm từ gạo lứt rang sau đó pha với nước sôi, hãm lấy nước và uống. Gạo lứt là giống gạo nguyên cám, có giá trị dinh dưỡng cao so với nhiều loại gạo khác.
Gạo lứt là gạo chỉ loại bỏ vỏ trấu bên ngoài, giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng, có màu nâu và vị thơm đặc trưng. Nó được coi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, vì nó giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với gạo trắng thông thường.
Công dụng của trà gạo lứt
Trà gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nổi bật như:
Hỗ trợ giảm cân
Gạo lứt, trà gạo lứt, cơm gạo lứt...đều là những thực phẩm ăn uống được những người giảm cân ưa chuộng. Nhờ gạo lứt chứa ít calo, nhiều chất xơ và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nên nếu bạn muốn giảm cân thì có thể thêm nó vào thực đơn giảm cân của mình.
Lưu ý:
- Khi pha trà gạo lứt nên uống nguyên chất không thêm đường
- Cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể thao để mang lại hiệu quả cao nhất
- Bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Gạo lứt còn nổi bật với khả năng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Khi uống trà gạo lút giúp cholesterol xấu ( LDL) được giảm xuống sẽ giúp cơ thể tránh được các bệnh lý như huyết áp cao, béo phì, bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu...
Giúp làm đẹp da
Nhờ có chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, mà khi uống trà gạo lứt giúp bạn có làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn. Vì vậy thay vì uống nước ngọt, nước có gas,... thì hãy chọn nước gạo lứt để có làn da sáng khỏe.
Giúp tinh thần thư giãn, giảm stress
Để bắt đầu một ngày mới với tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng bạn có thể uống 1 ly trà gạo lứt. Vì nó chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa, nó giúp sản sinh hormone vui vẻ, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, giảm stress,...
Giúp chống oxy hóa
Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất, trong đó nổi bật với công dụng chống oxy hóa hiệu quả, Vì vậy, việc uống trà gạo lứt là một cách để có cơ thể khỏe mạnh.
Kiểm soát dầu thừa trên da
Uống trà gạo lứt giúp loại bỏ lượng dầu dư thừa trên da, giúp kiểm soát nước. Ngoài việc uống trà bạn có thể đắp mặt nạ gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần để có một làn da mịn màng và tràn đầy sức sống nhé!
Tốt cho xương
Nhờ gạo lứt có hàm lượng magie cao, là một thành phần giúp cho xương khỏe mạnh hơn. Vì vậy, nếu bạn uống trà gạo lút hay ăn cơm gạo lứt đều là cách ngừa các bệnh như viêm khớp hay loãng xương...
Phòng ngừa sỏi thận
Gạo lứt có hàm lượng chất xơ dồi dào, vì vậy, nếu dùng nó để hãm nước uống mỗi ngày nó sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa nguy cơ mắc sỏi thận.
Cách nấu trà gạo lứt thơm ngon và giải nhiệt tốt nhất
Dưới đây, là những cách nấu trà gạo lứt thanh nhiệt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Trà gạo lứt và lá trà xanh
Nguyên liệu:
- 50g gạo lứt
- 15g lá trà xanh
Cách nấu trà gạo lứt trà xanh:
- Gạo lứt mang đi rang chín, nhớ rang nhỏ lửa và khi nào gạo thơm thì tắt bếp
- Lá trà xanh nhặt những là tươi ngon, nguyên ven, mang đi rửa sạch, vò nhẹ
- Cho 1 lít nước lên đun sôi, sau đó cho gạo lứt vào đun nhỏ lửa 10 phút
- Cho tiếp lá trà xanh vào, đun sôi thì tắt bếp
- Hãm trà 30 phút, sau đó cho trà nguội rót ra ly, có thể thêm đá lạnh vào uống cùng.
Trà gạo lứt và hạt chia
Nguyên liệu:
- 50g hạt chia
- 100g gạo lứt
Cách nấu trà gạo lứt hạt chia:
- Cho gạo lứt vào nồi rang nhỏ lửa, chờ khi gạo có mùi thơm thì tắt bếp, để nguội
- Cho 1 lít nước đun sôi
- Cho gạo lứt và hạt chia vào đun sôi, sau đó hãm 1-2 phút rồi tắt bếp
- Sau khi tắt bếp om trà 2 tiếng cho gạo lứt và hạt chia hòa vào nước
- Rót trà ra ly uống hoặc thêm vài viên đá lạnh để tăng hương vị, có thể vừa ăn và uống luôn phần hạt chia và gạo lứt.
Trà gạo lứt hoa cúc
Nguyên liệu:
- 5 bông hoa cúc trắng hoặc hoa cúc vàng
- 60g gạo lứt
Cách pha trà gạo lứt hoa cúc:
- Gạo lứt mang đi rang với lửa nhỏ, khi nào gạo thơm, chín thì tắt bếp
- Hoa cúc mang rửa sạch, để ráo
- Cho 1 lít nước vào đun sôi, cho gạo lứt và hoa cúc vào đun sôi, sau đó tắt bếp
- Hãm thêm 1 tiếng, sau đó rót ra ly có thể thưởng thức ngày hoặc cho vài viên đá lạnh vào.
Trà gạo lứt và gừng, mật ong
Nguyên liệu:
- 1 miếng gừng tươi
- 2 thìa mật ong nguyên chất
- 150g gạo lứt
Cách nấu trà gạo lứt, gừng, mật ong:
- Gạo lứt mang đi rang với lửa nhỏ, chờ gạo chín có mùi thơm thì tắt bếp
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng
- Cho 1 lít nước đun sôi, cho gạo lứt rang vào, thêm 1-2 lát gừng, tắt bếp
- Để hãm 1-2 tiếng sau đó rót ra ly, thưởng thức.
Trà gạo lứt và đậu đen
Nguyên liệu:
- 100g gạo lứt
- 50g đậu đen
Cách nấu trà gạo lứt đậu đen:
- Đậu đen mang rang chín, sau đó để nguội
- Gạo lứt rang 10 phút cho gạo chín đều, khi chín gạo sẽ có mùi thơm, khi đó tắt bếp
- Cho 1 lít nước lọc vào nồi, cho đậu đen và gạo lứt vào cùng
- Đun sôi, sau đó tắt bếp
- Hãm trà từ 2-3 tiếng cho đậu đen và gạo lứt mềm và hòa vào nước
- Rót trà ra ly và thưởng thức.
Trà gạo lứt không dành cho ai?
Trà gạo lứt vừa thơm, ngon lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được, dưới đây là những người không nên uống trà gạo lứt:
- Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có tình trạng sức khỏe yếu
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em ở độ tuổi dậy thì
- Người ốm lâu ngày, mới ốm dậy hay đang bị bệnh
- Người bị thiếu canxi và sắt...
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà gạo lứt để đảm bảo phù hợp và tốt cho sức khỏe của bạn.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm các công dụng tuyệt vời của trà gạo lứt, cũng như cách pha trà gạo lứt phù hợp với sở thích của bản thân.