Bà Bầu Bị Tiểu Đường Ăn Mít Được Không?
Mít là loại trái cây ngọt, vậy phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có ăn được mít không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Hàm lượng dinh dưỡng của mít
Mít là một loại trái cây có vị ngọt, có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn mít đúng cách và đúng liều lượng mang lại nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe.
Trong 100g mít chín có thể bổ sung nhiều dưỡng chất như:
- Chứa khoảng 94 calo
- 23.5g carbs
- 4g chất xơ
- 110 IU vitamin A
- Các vitamin nhóm B như vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9
- 13.7mg vitamin C
- Vitamin E
- 303mg kali
- 34mg canxi
- 37mg magie
- Phốt pho
- Sắt
- Đồng
- Các chất chống oxy hóa như isoflavones, saponin, lignans...
- Cholesterol, natri, chất béo bão hòa thấp.
Phụ nữ mang thai ăn mít có lợi ích gì?
Khi phụ nữ mang thai ăn mít hợp lý, mít mang lại nhiều công dụng cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những lợi ích nổi bật:
Hỗ trợ phát triển thai nhi
Mít là trái cây có hàm lượng dinh dưỡng phong phú như canxi, sắt, kẽm, beta carotene, vitamin A, vitamin B9 ( folate), vitamin C... Đầy đều là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp thai nhi hình thành các cơ quan.
Cung cấp năng lượng
Ăn mít cũng là cách giúp phụ nữ mang thai bổ sung năng lượng tạm thời, giúp giảm mệt mỏi khi mang thai. Khi được bù đắp năng lượng mẹ bầu sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Giảm các vấn đề về dạ dày
Ăn mít đúng cách và vừa phải cũng có thể giúp mẹ bầu có thể giảm các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày trong thai kỳ. Giúp mẹ bầu có một thai kỳ thoải mái hơn.
Kiểm soát huyết áp
Mít còn có thể giúp huyết áp của mẹ bầu ổn định, nhờ vậy mà có thể giúp quá trình phát triển của thai nhi cũng như hỗ trợ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng.
Giảm căng thẳng, tăng đề kháng
Hạt mít chứa nhiều protein và vi chất dinh dưỡng, giúp giảm căng thẳng cho mẹ bầu. Trong khi đó, vitamin C trong mít giúp củng cố miễn dịch, phòng ngừa các bệnh vặt như cảm cúm và cảm lạnh.
Cải thiện tiêu hóa
Trong 100g thịt mít có thể cung cấp khoảng 2,5g chất xơ, chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột co bóp hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Rủi ro khi phụ nữ mang thai ăn mít
Mặc dù mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu, nhưng một số người không phù hợp với việc ăn mít, cũng như có thể mang đến một số ảnh hưởng xấu cho bà bầu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
Nguy cơ dị ứng
Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng với mít, tốt nhất nên tránh xa mít. Còn nếu bạn vẫn muốn thưởng thức mít thì nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn mít để tránh những phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Tác động đến quá trình đông máu
Phụ nữ mang thai có các vấn đề về máu, thì không nên tiêu thụ mít. Mít có khả năng làm tăng tốc độ đông máu, điều này có thể gây ra những rủi ro sức khỏe không mong muốn.
Tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa
Việc ăn quá nhiều mít có thể dẫn đến tiêu chảy, tác động xấu đến chức năng bài tiết. Mít có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, do đó, bà bầu nên ăn mít với lượng vừa phải để tránh các vấn đề tiêu hóa.
Lời khuyên
Bà bầu nên ăn mít một cách hợp lý và luôn lắng nghe cơ thể mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn mít, hãy ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bà bầu bị tiểu đường ăn mít được không?
Thực tế, nếu ăn mít với số lượng phù hợp và không quá nhiều, mít sẽ không làm tăng đường huyết quá nhiều. Theo nghiên cứu, mít GI từ 50 - 60 GI, mức độ này được coi là trung bình. Vì vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn mít, nhưng điều quan trọng nhất là phải ăn đúng cách và liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, mít còn chứa các chất chống oxy hóa, góp phần giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thì có thể làm đường huyết tăng đột ngột và gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm.
Trong 75g mít chứa khoảng 18g carbs. Do đó, khi ăn mít bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt cẩn trọng, nên ăn một lượng mít nhỏ, không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn, cũng không nên ăn thường xuyên, đều quan trọng nhất là cần cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể không để nó tăng cao.
Còn đối với hạt mít, tuy nó có chứa tinh bột, nhưng cũng có lượng chất xơ đáng kể, vì vậy bà bầu có thể sử dụng với số lượng nhỏ.
Khi ăn mít bà bầu cần lưu ý
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ vẫn có có thể ăn mít tùy vào tình trạng của mỗi người, nhưng cần ăn đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả dinh dưỡng. Dưới đây là những điều quan trọng bà bầu cần lưu ý:
Hạn chế ăn mít non sấy
Mỗi ngày bà bầu nên ăn khoảng 30g mít non sấy, không nên ăn nhiều hơn. Điều này giúp giảm cảm giác thèm ăn vặt và làm cho bà bầu cảm thấy no lâu hơn.
Kiểm soát lượng mít chín
Mít chín có hàm lượng đường cao, do đó bà bầu chỉ nên ăn 1-2 múi mít mỗi lần, như vậy sẽ không lo lắng bị tăng đường huyết đột ngột.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên đa dạng các loại trái cây và thực phẩm mỗi ngày để thay đổi khẩu vị và giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Sử dụng mít non trong các bữa ăn
Mít non có thể được chế biến và kết hợp với các thực phẩm hàng ngày để thay thế những thực phẩm giàu tinh bột như gạo, miến, phở, bún,.. giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Thận trọng khi dùng thuốc
Ăn mít có thể ảnh hưởng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị tiểu đường. Vì vậy, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm mít vào chế độ ăn uống của mình.