
Quy Trình Sản Xuất Trà Phổ Nhĩ Sống Có Mấy Bước?
Trà Phổ Nhĩ sống là trà giữ trọn vẹn sự tươi mới của lá trà, không trải qua bất kỳ công đoạn lên men nào. Nhờ đó, loại trà này thường sở hữu màu xanh nhạt đặc trưng, hương thơm nhẹ nhàng và vị ngọt tinh tế. Ngay sau khi thu hoạch, lá trà được chế biến và ủ ngay để bảo toàn tối đa các dưỡng chất tự nhiên, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người sử dụng.
Quy trình sản xuất trà Phổ Nhĩ sống có mấy bước?
Để sản xuất trà Phổ Nhĩ sống thì cần những công đoạn sau:
Thu hái lá trà

Quá trình thu hái trà Phổ Nhĩ là bước đầu tiên. Việc thu hoạch có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công. Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, trà Phổ Nhĩ chủ yếu được hái bằng tay, còn bây giờ dù đã có máy móc hỗ trợ, nhưng vẫn nhiều nơi lựa chọn cách làm này nhằm giúp bảo vệ nguyên vẹn lá trà, giữ được độ tươi tốt.
Bên cạnh đó, trong quá trình này cũng có thể phân loại chất lượng lá dễ dàng, theo đó tiêu chuẩn hái trà có những loại như: Một mầm một lá (chất lượng nhất, số lượng ít), một mầm hai lá (phổ biến), ngoài ra còn có một mầm ba lá, hoặc hai mầm ba lá... Chất lượng lá sẽ quyết định chất lượng trà.
Làm héo trà
Giai đoạn làm héo giúp lá trà giảm bớt lượng nước, đồng thời việc này cũng xúc tác hình thành một số chất hương liệu. Trong đó, một phần đường este tự nhiên bị phân giải thành dạng dễ hòa tan hơn este, từ đó sẽ hỗ trợ cho quá trình lên men sau đó.
Tiến hành sao trà

Nguyên liệu chính để chế biến trà Phổ Nhĩ là lá trà mao lạt bản địa từ vùng Vân Nam. Trà thường được sao bằng chảo lớn hoặc chảo điện chuyên dụng dùng để sản xuất trà. Khi sao nó sẽ làm cho lá trà mất nước đồng đều, giảm mùi cỏ xanh, đồng thời kiểm soát hoạt tính enzym nhờ nhiệt độ cao. Lá trà được sao để đạt độ chuẩn, đồng thời giúp định hình trà thành dạng sợi.
Chà xát lá trà
Bước này giúp phá vỡ cấu trúc tế bào lá, hỗ trợ việc chiết xuất hương vị trà tốt nhất khi pha. Kỹ thuật chà xát cần được điều chỉnh so cho phù hợp với nguyên liệu, lá trà non cần thao tác nhẹ nhàng và nhanh chóng, trong khi lá già đòi hỏi lực mạnh hơn và thời gian dài hơn để đạt được độ hoàn hảo.
Việc chà xát trà này sẽ giúp trà sau khi lên men có hương vị ngon hơn
Sấy khô trà

Lá trà sau khi chế biến thì mang đi làm khô dưới ánh nắng mặt trời. Khác với quá trình hấp để cố định hình dạng, phương pháp sấy này giúp bảo toàn tối đa các hợp chất hữu cơ và hoạt tính sinh học.
Định lượng và nén trà
Trước đây, để thuận tiện trong việc vận chuyển và kiểm soát chất lượng, bánh trà Phổ Nhĩ thường có trọng lượng tiêu chuẩn là 357g. Hiện nay, nhu cầu thị trường đã mở rộng, để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, nên trà đã có nhiều trọng lượng như 400g, 500g, 800g, thậm chí 1 000g, nhưng 357g vẫn được giữ lại.
Hấp khử trùng trà

Dùng hơi nước để làm ẩm lá trà đã được sấy khô trước đó, sau đó trà sẽ được ép thành các dạng khác nhau như trà bánh, trà gạch, trà túi... tùy vào nhu cầu tiêu dùng cũng như định hướng sản xuất trà của doanh nghiệp.
Hong khô trà
Sau khi nén thành bánh, trà cần được kiểm soát lượng nước kỹ lưỡng để bảo quản lâu dài. Thông thường, trà Phổ Nhĩ yêu cầu nồng độ nước dưới 13%. Các bánh trà thường được phơi từ 1-2 ngày, sau đó đưa vào lò sấy ở nhiệt độ dưới 40°C để ổn định trà. Thời gian này cũng có thể thay đổi tùy vào các loại sản phẩm.
Đóng gói sản phẩm

Trà Phổ Nhĩ truyền thống được gói bằng giấy chuyên dụng và bó bằng nứa hoặc giỏ tre. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều phương pháp đóng gói hiện đại hơn, giúp trà tăng tính thẩm mỹ và cao cấp hơn như dùng hộp giấy,... cách thức đóng gói này tùy vào từng nhà sản xuất, họ sẽ làm sao cho sản phẩm của mình vừa đẹp lại vừa sang.
Bảo quản và để trà lên men
Sau khi hoàn thiện, trà được bảo quản trong điều kiện thích hợp để tiếp tục quá trình lão hóa hay lên men theo thời gian, giúp hương vị ngày càng phong phú và tuyệt vời hơn.
Quy trình sản xuất trà Phổ Nhĩ sống đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm, như thế mới đảm bảo mang đến hương vị đặc trưng và chất lượng cao cho người thưởng thức.
Trà Phổ Nhĩ sống có đặc điểm gì?
Trà Phổ Nhĩ sống thường được làm từ cây trà cổ thụ, có tuổi đời lâu năm, kích thước lá trà cũng to hơn so với một số loại trà khác.
Dáng lá trà
Lá trà Phổ Nhĩ sống thường được giữ nguyên vẹn hoặc chỉ chà xát nhẹ, nên giúp trà giữ được dáng vẻ tự nhiên. Lá trà có dáng bầu dục, mũi nhọn, dài từ 8-14 cm, rộng khoảng 3.5- 7.5 cm. Mặt trên có màu xanh nâu nhạt khi được làm khô, còn mặt dưới xanh lục nhạt với lông mềm dọc theo gân giữa. Khi già, lá trở nên trần trụi hơn. Mép lá có răng cưa nhỏ và gân phụ dao động từ 8-9 cặp, có lông mềm.
Màu sắc và kết cấu lá trà
Lá trà Phổ Nhĩ sống thường có màu xanh lục và đen, tuy nhiên cũng có thể chuyển sang xanh vàng hoặc vàng đỏ ở một số phần. Khi pha, trà có màu vàng lục, vàng đỏ hoặc vàng kim mới mẻ. Lá trà mới có màu xanh lục hoặc vàng lục, trong khi trà chín thường có màu đỏ sẫm hoặc đen. Hương vị của trà sống có thể cảm nhận được vị đắng, ngọt nhẹ và thơm nồng nàn, nhưng quá trình lên men sẽ giúp trà đậm vị và tròn vị hơn.
Cảm giác khi chạm và kết cấu lá trà
Lá trà Phổ Nhĩ sống có kết cấu mềm và dễ gãy khi khô. Khi ẩm, lá trở nên linh hoạt hơn, giúp dễ dàng định hình thành bánh trà mà không bị gãy vụn. Nhờ thế mà thành phẩm thu được cũng đẹp mắt và tinh tế hơn.
Hương thơm của trà
Lá trà Phổ Nhĩ khô có hương thơm tươi mới, hòa quyện mùi cỏ khô hoặc hoa cỏ. Khi ẩm lá trà có mùi hoa, mùi cỏ đến mùi trái cây tươi, mang đến sự trải nghiệm phong phú.