.png)
Xoa Dịu Cơn Bốc Đồng
Xoa Dịu Cơn Bốc Đồng (Marcus Aurelius, Meditations)
"Đừng để bản thân mất bình tĩnh, thay vào đó, hãy trình mọi cơn bốc đồng lên tòa án công lý và bảo vệ lý lẽ minh bạch của mình."
1.Giới thiệu tác giả
Marcus Aurelius (121-180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180.
Ông từng là quan chấp chính của Đế quốc La Mã vào năm 140. Từ thuở thiếu thời ông đã được học kỹ về triết học, và sau này, ông được vị minh quân Antonius Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng. Sau khi Antoninus Pius qua đời, ông là đồng Hoàng đế cùng Lucius Verus trị vì từ năm 161 cho đến khi Hoàng đế Lucius mất năm 169.
Ông là vị Hoàng đế thứ 16 của Đế quốc La Mã. Là một vị Hoàng đế tài cao học rộng, ông đã ban hành nhiều cải cách.
2.Quan điểm tác giả
.jpg)
- Hãy luôn nhìn về những người xung quanh bạn: Hãy nghĩ về những người buồn vui thất thường trong cuộc sống của bạn. Họ không phải những người thiếu may mắn và mắc các chứng rối loạn, mà là những người đưa ra sự lựa chọn rối loạn và sống đời rối loạn. Mọi thứ đều đi lên cao vút hoặc chạm xuống đáy sâu. Một ngày của họ có thể rất tuyệt vời nhưng cũng có thể vô cùng khủng khiếp. Những người đó có mệt mỏi không? Bạn có thông cảm với họ không? Những người đó có thể phân loại những cảm xúc tốt xấu không?
- Luôn làm chủ cơn bốc đồng của mình: Phải thật bình tĩnh trong mọi tình huống. Đánh giá mọi việc xảy ra xung quanh bạn, bình tĩnh mới có thể giải quyết mọi vấn đề đến với bạn. Giải quyết bằng sự bình tĩnh sẽ giúp bạn không cảm thấy hối hận khi bản thân đã bình tĩnh.
- Hãy suy nghĩ trước khi hành động: đó là sự lý trí, triết học.
3.Điều cần thực hiện

- Luôn làm chủ bản thân.
- Kiểm soát được mọi việc xảy ra.
- Hãy kiểm soát cảm xúc thật tốt.
- Luôn bảo vệ lý lẽ minh bạch của mình.
4. Vận dụng
.jpg)
Nelson Mandela và việc kiểm soát cơn bốc đồng để đạt mục tiêu lớn hơn
Nelson Mandela, nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng ở Nam Phi, là một ví dụ sống động về việc kiểm soát cảm xúc cá nhân để đạt được mục tiêu cao cả.
Trong suốt 27 năm bị giam cầm, ông có đủ lý do để cảm thấy tức giận, thù hận và muốn trả đũa những kẻ đã đối xử bất công với ông và cộng đồng da màu. Tuy nhiên, thay vì để cơn giận lấn át, ông chọn cách suy nghĩ sâu sắc và kiểm soát cảm xúc.
Ông tự hỏi:
- "Ai đang kiểm soát tôi – cơn giận, lòng thù hận hay lý trí và nguyên tắc của tôi?"
- "Tôi có thể sử dụng tình huống này để tạo ra sự thay đổi tích cực không?"
Khi được trả tự do, Mandela không kêu gọi trả thù, mà chọn con đường hòa giải. Ông hiểu rằng chỉ có sự đoàn kết và đối thoại mới có thể đưa Nam Phi thoát khỏi vòng xoáy bạo lực và bất công.
Bài học rút ra từ Mandela:
Thay vì hành động theo cảm xúc nhất thời (giận dữ, bốc đồng), Mandela đã áp dụng "bộ lọc lý trí", tự hỏi điều gì là tốt nhất cho mục tiêu lớn hơn. Nhờ vậy, ông trở thành biểu tượng toàn cầu của lòng vị tha và khả năng kiểm soát bản thân trong những tình huống thử thách nhất.