Mít Có Gây Nóng Không? Ăn Mít Có Nổi Mụn Không?
Mít là một trái cây chứa nhiều đường, mà lượng đường này có thể khiến bạn có cảm giác nóng nếu ăn quá nhiều.
Có khải niệm trái cây nóng không?
Theo Đông y, hoa quả được phân thành bốn loại: nóng, ấm, mát và lạnh. Trái cây nóng là những loại khi bạn ăn vào nó sẽ gây sinh nhiệt nhanh và khiến bạn có cảm giác "nóng" trong cơ thể. Quả mít chín thuộc nhóm có tính ấm, có nghĩa là ăn mít sẽ làm ấm cơ thể và nếu ăn quá nhiều thì nó có thể gây nóng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây không có định nghĩa nóng hay lạnh. Mít chín có thể gây cảm giác nóng khi ăn, vì mít chứa nhiều đường, loại đường này khi ăn vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu và chuyển năng lượng, dẫn đến cảm giác bức bối và khó chịu.
Mít có gây nóng không?
Mít là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì hương vị ngọt ngào và nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là liệu ăn mít có gây nóng trong cơ thể không?
Quan niệm dân gian
Theo quan niệm dân gian, mít được cho là loại trái cây có tính nóng. Điều này xuất phát từ thực tế rằng nhiều người sau khi ăn mít cảm thấy nóng trong người, nổi mụn, hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Do đó, nhiều người lầm tưởng ăn mít sẽ gây nóng khiến cơ thể nổi mụn.
Góc nhìn khoa học
Tuy nhiên, từ góc nhìn khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết mít không phải là loại trái cây gây nóng. Mít chứa nhiều vitamin C, chất xơ, và các dưỡng chất có lợi khác. Nhưng do hàm lượng đường cao, khi bạn lạm dụng ăn quá nhiều mít, có thể làm đường huyết tăng đột ngột, gây ra hiện tượng tăng sinh nhiệt và có thể dẫn đến cảm giác nóng.
Bên cạnh đó, khi tăng đường huyết chính la môi trường mà vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, dẫn đến các vấn đề về da như mụn nhọt, chóc lở, ngứa. Đó chính là lý do mà nhiều người tưởng rằng do ăn mít nóng nên bị.
Lời khuyên khi ăn mít
Để tránh cảm giác nóng trong người khi ăn mít, bạn nên:
- Ăn điều độ: Chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một lần.
- Uống nhiều nước: Nước giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Ăn kèm mít với các loại thực phẩm có tính mát hay rau xanh
- Tránh ăn vào buổi tối: Việc ăn mít vào thời điểm này dễ gây đầy bụng, khó tiêu và tăng cân.
Kết luận:
Mít có thể gây cảm giác nóng trong người đối với một số người khi ăn quá nhiều. Để tận hưởng mít một cách an toàn và bổ dưỡng, bạn nên ăn điều độ và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.
Nên ăn bao nhiêu mít để không bị nóng?
Mỗi ngày bạn có thể ăn 400- 500g trái cây, cần ăn nhiều loại trái cây khác nhau. Để ăn mít không gây nóng bạn chỉ nên ăn 80g mít/ ngày, tương đương khoảng 4- 5 múi mít.
Nếu bạn có tiền sử bị tiểu đường, bị tiểu đường, mụn nhọt, bị bệnh ngoài da, gan nhiễm mỡ, suy thận... thì không nên ăn mít. Trái cây chứa nhiều đường như mít thì bạn chỉ ăn một lượng nhỏ, không ăn nhiều trong một lần ăn, khi ăn xong bạn bổ sung thêm nhiều nước. Đặc biệt, nếu bạn ăn mít rồi thì không được tiêu thụ các thực phẩm hay trái cây nhiều đường bao gồm sầu riêng, vải thiều, xoài... Khi bạn cảm thấy nóng trong người thì không nên ăn mít.
Lợi ích khi ăn mít đúng cách
Khi ăn mít đúng cách, với liều lượng vừa phải khoảng 3- 4 múi mít, có thể mang đến nhiều lợi ích như:
Tăng cường miễn dịch
Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hấp thụ sắt mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có thể hỗ trợ chức năng của các tế bào, nhất là tế bào miễn dịch lympho T, và kích thích hình thành interferon, một chất có khả năng ức chế sự tổng hợp của virus mới. Nhờ vậy, khi ăn mít bạn cũng có thể củng cố miễn dịch của cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe của xương
Trong 100g mít chín bổ sung nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các khoáng chất như 34mg canxi, 37mg magie và 21mg photpho. Canxi giúp xây dựng và duy trì sức khỏe của xương, trong khi magie và photpho lại góp phần vào việc tổng hợp và hấp thụ canxi. Khi bạn bổ sung một lượng mít vừa đủ giúp củng cố xương, ngừa loãng xương một cách tự nhiên.
Hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt
Vitamin C là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Một bữa ăn bổ sung 100g vitamin C có thể tăng hấp thụ sắt lên đến 67%. Mà mít là một loại trái cây chứa nhiều vitamin C, với 100g mít chín có thể bổ sung khoảng 13.7g vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, cải thiện quá trình lưu lượng máu tuần hoàn và ngừa thiếu sắt, thiếu máu.
Bạn ăn mít cũng là một cách giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và ngừa thiếu máu.
Tăng cường tiêu hóa
Bạn có thể bổ sung cho cơ thể khoảng 2.5g chất xơ khi tiêu thụ 100g mít, chất xơ là một thành phần giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột và ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng.
Cung cấp năng lượng
Ăn 4 - 5 múi mít giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì hoạt động hiệu quả trong ngày.
Cách ăn mít đúng cách
Để ăn mít đúng cách và tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của nó, bạn có thể tham khảo các điểm sau:
- Hãy chọn những quả mít chín vườn tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng và vỏ ngoài hơi mềm. Mít chín sẽ có vị ngọt và thơm ngon hơn
- Không ăn mít khi đói, không ăn mít vào chiều tối, nên ăn sau bữa ăn 1- 2 tiếng
- Nên ăn khoảng 80g mít mỗi ngày, không nên ăn thường xuyên mà nên đa dạng các loại trái cây khác nhau
- Người bị bệnh mãn tính như gam nhiễm mỡ, suy thận, tiểu đường, suy nhược, bị nổi mụn nhọt,... không nên ăn mít
- Nếu ăn mít bạn nhớ bổ sung thêm nhiều nước...
Mặc dù mít rất ngon và bổ dưỡng, nhưng bạn nên ăn vừa phải để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.