Lợi Ích Của Hạt Điều Cho Người Tiểu Đường. Người Tiểu Đường Ăn Hạt Điều Được Không?
Hạt điều là loại hạt dinh dưỡng, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của hạt điều đối với người bị bệnh tiểu đường
Hạt điều là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Hạt điều có chỉ số đường huyết GI thấp (khoảng 25 GI), nên không gây tăng đường huyết đột ngột khi ăn. Vậy nên người bị tiểu đường có thể ăn hạt điều được.
Hạt điều còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người bệnh tiểu đường, như:
Bảo vệ tim mạch
Còn về các lợi ích sức khỏe khác, hạt điều cung cấp một nguồn chất béo không bão hòa tốt, đặc biệt là axit oleic chiểm khoảng 75%, đây là một loại axit béo omega-3 có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
Do đó, bổ sung hạt điều đúng cách cũng giúp người bị tiểu đường hạn chế gặp phải các biến chứng tim mạch nói trên.
Hỗ trợ ổn đinh huyết áp
Hạt điều chứa nhiều kali và magie, hai khoáng chất giúp duy trì sự ổn định của huyết áp, cụ thể trong 100g hạt điều cung cấp cho cơ thể khoảng magie 291mg và kali 593mg. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch ở người bị đái tháo đường kèm theo vấn đề về tim mạch.
Tăng độ nhạy insulin và ổn định đường huyết
Ngoài việc có chỉ số đường huyết (GI) thấp, hạt điều còn chứa magie - một khoáng chất quan trọng có thể giúp tăng cường độ nhạy insulin và giảm kháng insulin khi được nghiên cứu trên động vật ( chuột bị mắc bệnh tiểu đường). Ngoài ra, magie còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột.
Tăng cường cholesterol tốt ( HDL)
Theo nghiên cứu, người bị bệnh tiểu đường tiêu thụ hạt điều có huyết áp thấp hơn và có cholesterol HDL cao hơn. Cholesterol HDL là chất béo có lợi cho tim mạch, giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề như xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường.
Tóm lại, việc bổ sung hạt điều vào chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, bên cạnh đó, cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng phù hợp với bản thân.
Cách người tiểu đường ăn hạt điều an toàn
Để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích của việc ăn hạt điều cho bệnh nhân tiểu đường, hãy lưu ý một số vấn đề sau sau:
Số lượng phù hợp
Hạt điểu chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, tối đa khoảng 10 hạt mỗi ngày. Điều này giúp tránh tăng lượng calo và chất béo trong cơ thể, giữ cho cân nặng ổn định.
Tần suất ăn hạt điều vừa phải
Mỗi tuần bạn có thể ăn hạt điều khoảng 5 ngày mỗi tuần để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe.
Thời điểm phù hợp
Hạt điều có chỉ số đường huyết thấp chỉ 25 GI, do đó, bạn có thể thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, nên tránh ăn hạt điều vào thời điểm trước khi đi ngủ.
Ưu tiên chọn hạt điều nguyên chất
Tránh ăn nhiều hạt điều rang muối để giảm nguy cơ tăng huyết áp và biến chứng tim mạch.
Tránh ăn quá nhiều hạt điều
Khi tiêu thụ quá nhiều hạt điều, có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, và táo bón do lượng calo và chất béo tăng cao. Ngoài ra, hạt điều cũng chứa nhiều oxalat, một chất có thể gây tổn thương thận nếu tích tụ quá nhiều ở thận, dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Mặc dù hiếm khi xảy ra, một số trường hợp cũng có thể gặp phải sưng khớp khi tiêu thụ quá nhiều hạt điều.
Để tránh những vấn đề này, hãy tuân thủ lượng hạt điều được khuyến nghị và kết hợp với một chế độ ăn cân đối và lối sống lành mạnh.
Một số loại hạt có lợi cho người tiểu đường
Dưới đây là một số loại hạt có lợi cho người bị tiểu đường:
Quả hạnh nhân
Quả hạnh nhân không chỉ là một loại thực phẩm ngon, lành mạnh mà còn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, như đã được chứng minh qua các nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu ở 20 người, đến từ Trung Quốc đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ 60g hạt hạnh nhân mỗi ngày trong 12 tuần đã giúp giảm lượng đường trong máu khi đói hơn những người không sử dụng hạt hạnh nhân. Bổ sung hạnh nhân cũng có thể cải thiện độ nhạy của insulin và giảm mức cholesterol ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, bổ sung hạnh nhân vào chế độ ăn uống có thể giúp phòng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Hạt hạnh nhân còn có nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm tốt cho cho tim mạch. Đặc biệt, chúng giàu chất béo không bão hòa, giúp tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể và giảm mức cholesterol xấu.
- Hạt hạnh nhân còn chứa khoáng chất magie cũng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hạt óc chó
Hạt óc chó là một trong những loại hạt có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến tiểu đường.
Hạt óc chó không chỉ làm tăng cảm giác no cho cơ thể mà còn giúp giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ hạt óc chó hoặc các sản phẩm chế biến từ óc chó có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn so với những người không tiêu thụ.
Do đó, việc thêm hạt óc chó vào chế độ ăn hàng ngày có thể là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường.
Hạt maca
Hạt macca được xem là một nguồn dinh dưỡng quý giá có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là trong trường hợp của bệnh nhân tiểu đường loại 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung hạt macca vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và đường huyết, hai trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ.
Hạt macca cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa, một thành phần quan trọng giúp cơ thể duy trì sức khỏe tim mạch. Sử dụng hạt macca có thể giúp kiểm soát tình trạng tim mạch và giảm nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và tử vong.