Sữa Hạt Là Gì? Cách Làm Sữa Chua Hy Lạp Bằng Sữa Hạt Hạnh Nhân Và Hạt Điều
Sữa hạt là một loại đồ uống được làm từ các loại hạt như đậu nành, yến mạch, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt,... được chế biến thành một loại chất lỏng.
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt là một loại đồ uống được làm từ các loại hạt như đậu nành, yến mạch, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt,... được chế biến thành một loại chất lỏng. Sữa hạt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp protein, chất béo không bão hòa, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Sữa hạt cũng phù hợp cho người ăn chay, người dị ứng sữa động vật hoặc người muốn giảm cân.
Bạn có thể tự làm sữa hạt tại nhà hoặc mua sẵn ở các cửa hàng thực phẩm sạch. Sữa hạt có thể uống trực tiếp hoặc pha chế với các loại trà, cà phê, sinh tố, sữa chua, v.v. để tăng hương vị và dinh dưỡng.
Sữa hạt có thể làm sữa chua Hy Lạp không?
Bạn có biết rằng sữa chua Hy Lạp không chỉ có thể làm từ sữa bò mà còn có thể làm từ sữa hạt không? Đây là một tin vui cho những ai yêu thích sữa hay sữa chua nhưng không muốn tiêu thụ các sản phẩm được làm từ động vật vì lý do sức khỏe, ăn chay.... Sữa hạt là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải loại sữa hạt nào cũng thích hợp để làm sữa chua. Sữa từ ngũ cốc thường không đủ chất đạm và độ béo cần thiết, nên sẽ khó tạo ra sữa chua ngon và cũng khó lên men. Bạn nên chọn những loại sữa hạt sau đây để làm sữa chua:
Sữa hạt điều
Chất kem dày đặc trong hạt điều có thể tạo ra hương vị giống pho mát khi nuôi cấy. Sữa từ hạt điều có thể được coi là một lựa chọn thú vị và giàu dinh dưỡng thay thế cho pho-mát kem không sữa.
Sữa đậu nành
Sữa chua được chế biến từ đậu nành thường mang hương vị nhẹ nhàng và tự nhiên. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tươi ngon và an toàn, việc tự chế biến sữa đậu nành tại nhà là lựa chọn tốt hơn, vì các sản phẩm mua ngoài thường có chất bảo quản .
Sữa dừa
Sữa chua từ cốt dừa ngọt tự nhiên, đặc biệt thích hợp cho việc làm sinh tố hay các món tráng miệng khác.
Sữa hạnh nhân
Đây là loại sữa từ hạt hạnh nhân thường được ưa chuộng vì hương vị cuốn hút và cung cấp nhiều dinh dưỡng.
Ưu điểm và nhược điểm của sữa hạt
Sữa hạt là một loại đồ uống hấp dẫn và nhiều dưỡng chất. Sữa hạt có nhiều ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào loại hạt và cách chế biến. Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của sữa hạt:
Ưu điểm của sữa hạt
Ngoài hương vị thơm ngon và dễ sử dụng, các loại sữa hạt được ca ngợi không chỉ vì giá trị dinh dưỡng mà còn vì loại sữa này lành tính và hiệu quả trong việc làm đẹp da và duy trì vóc dáng cho chị em phụ nữ.
Sữa hạt là lựa chọn an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng người tiêu dùng. Sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng của sữa hạt cũng là điểm mạnh, Một số ưu điểm nổi bật của sữa hạt bao gồm:
- Sữa có hàm lượng chất bột đường thấp từ 15 - 45%, ít hơn so với ngũ cốc.
- Giàu protein, đặc biệt là trong đậu chứa trung bình khoảng 7 - 35%.
- Lượng chất béo cai, bao gồm axit béo không no nhiều nối đôi như omega 3, omega 6, omega 9.
- Chứa hàm lượng chất xơ dồi dào.
- Cung cấp các loại vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa (anti-oxidants).
- Sữa hạt có hương vị nhẹ nhàng và dễ kết hợp với các loại sinh tố, sữa chua, v.v.
Nhược điểm của sữa hạt
Mặc dù có những ưu điểm nổi bật, nhưng sữa hạt vẫn có một số hạn chế cần được nhắc đến:
- Các loại đạm thực vật thường không cung cấp đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho trẻ em đang phát triển và người lớn. Việc thiếu hụt các axit amin này có thể gây ra mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển cân đối của cơ thể, do đó không nên dùng sữa hạt làm thức uống duy nhất cho trẻ nhỏ.
- Sữa hạt nguyên chất thường không chứa vitamin B12, một loại vitamin quan trọng cho sự sản sinh và tổng hợp hồng cầu và hemoglobin. Sử dụng sữa hạt mà không bổ sung vitamin B12 có thể gây ra tình trạng thiếu máu.
- Sữa hạt có thể gây dị ứng cho một số người, do chứa các chất gây dị ứng như đậu nành, hạnh nhân, v.v.
Hướng dẫn cách làm sữa chua Hy Lạp từ sữa hạt đơn giản
Để tạo ra sự đặc như sữa chua Hy Lạp mà không thêm chất làm đặc, chúng ta sẽ kết hợp hạt điều và hạnh nhân, cùng với một chút bột ngô.
Nguyên liệu
Nguyên liệu bạn cần có như sau:
- Hạt điều 1 chén
- Hạt hạnh nhân tươi 1/2 chén
- Nước
- Bột bắp 1 thìa
- Đường hoặc sirô lá phong 1/2 thìa
- Sữa chua không đường 1 thìa
- Các hũ thủy tinh nhỏ đựng sữa chua.
Các bước làm sữa chua
Cách làm sữa chưa khá đơn giản, chỉ cần 4 bước như sau:
Chế biến sữa hạt hạnh nhân và hạt điều
- Hạt điều sơ chế loại bỏ sạch phần vỏ ngoài, sau đó cho vào nước ngâm qua đêm
- Hạt hạnh nhân cũng tương tự ngâm qua đêm
- Sau khi ngâm xong, bạn rửa lại sạch rồi để ráo
- Đổ hạt điều và hạnh nhân vào máy xay, thêm một lượng nước vừa phải và xay nhuyễn hỗn hợp
- Khi đã xay nhuyễn, đổ hỗn hợp vào túi lọc và vắt sữa để riêng.
Chế biến cốt sữa chua
- Lấy 3 thìa sữa hạt hạnh nhânh và sữa điều vừa vắt cho vào tô sạch cho bột bắp vào cùng, khuấy đều để bột tan rồi đổ lại vào bát sữa.
- Cho sữa lên bếp đun sôi, thêm đường theo khẩu vị và khuấy đều cho đến khi sữa cô đặc lại.
- Khi sữa đã cô đặc, tắt bếp và cho vào một cái chén sạch, để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Khi sữa ấm khoảng trên 45 độ C, thêm một thìa sữa chua không đường vào và khuấy đều, tiếp tục dùng màng bọc thực phẩm dán trên miệng chén.
Tiến hành ủ và lên men sữa
- Các hũ đựng sữa chua thì bạn làm sạch để khô ráo hoàn toàn
- Bạn cho sữa chua vào từng hũ nhỏ và cho vào máy làm sữa chua và ủ trong 7 giờ.
- Nếu bạn không có máy làm sữa chua thì cũng có thể sử dụng nồi cơm điện để thay thế, bằng cách đổ nước lọc vào nồi cơm điện, sau đó xếp các hũ sữa chua vào trong ( phần nước lọc đổ ngập 2/3 hũ) và ủ chế độ hâm nóng từ 4 - 6 tiếng.
Lọc sữa chua
- Nếu muốn có sữa chua đặc như sữa chua Hy Lạp, bạn có thể lọc thêm một lần nữa. Bằng cách cho sữa chua vào tấm vải lọc và để nước trong sữa chua chảy ra, sau đó để trong tủ lạnh ít nhất 4 tiếng.
- Sau khi hoàn thành thì bạn có thể mang ra thưởng thức
- Nếu bạn không sử dụng hết có thể bảo quản sữa chua trong tủ lạnh, nhưng nên sử dụng dưới 7 ngày.