
Viba – Giải Pháp Truyền Dẫn Quan Trọng Trong Hạ Tầng Mạng Hiện Đại
Theo Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ KH-CN), hiện nay, khi triển khai mạng thông tin di động, các doanh nghiệp thường sử dụng đồng thời các phương thức kết nối mạng lưới thông qua cáp quang, viba, vsat.
Tạo nền tảng thuận lợi triển khai hạ tầng truyền dẫn cho 5G
Để triển khai dịch vụ 5G cần các đường truyền dẫn có tốc độ cao - Ảnh minh họa
Trong quá trình triển khai hạ tầng mạng, viba (vi ba) đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các khu vực có địa hình phức tạp, khó kéo cáp quang như vùng núi, hải đảo hoặc ngay cả tại đô thị lớn – nơi việc thi công cáp ngầm gặp nhiều trở ngại.
Thực tế đã chứng minh điều này khi cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 9/2024, gây hư hại nghiêm trọng hệ thống truyền dẫn cáp quang, dẫn đến gián đoạn kết nối mạng di động tại nhiều khu vực bị chia cắt. Trong tình huống khẩn cấp đó, các nhà mạng đã phải sử dụng truyền dẫn viba để nhanh chóng khôi phục hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành khắc phục hậu quả bão. Qua đó, có thể thấy viba vẫn giữ vai trò thiết yếu trong mạng lưới viễn thông công cộng.
Gần đây, việc cấp phép thương mại hóa mạng 5G đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng viba tăng mạnh. Với yêu cầu tốc độ cao của 5G, hệ thống truyền dẫn như viba cần có băng thông lớn và độ ổn định cao. Cụ thể, để đáp ứng truyền tải dữ liệu ở tốc độ lên tới 10 Gbps, các tuyến truyền dẫn viba cần được mở rộng độ rộng kênh lên đến 2000 MHz.
Nguồn trích dẫn
Bài viết được trích dẫn từ:
- Nguồn: Báo Chính Phủ
- Cre: Thu Giang
Để xem chi tiết bài viết gốc, vui lòng truy cập vào liên kết bên dưới...