Trong Kỳ Kinh Nguyệt Có Nên Uống Rau Má? Công Dụng Của Rau Má Trong Kỳ Kinh Nguyệt
Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có đau bụng kinh. Rau má có thể giúp giảm đau và làm dịu các triệu chứng không thoải mái trong thời kỳ này.
Rau má là gì?
Rau má (tên khoa học là Centella asiatica) là một loại thực vật thảo mọc ở nơi ẩm ướt, thung lũng và thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má thường mọc dưới dạng lá mảnh và có thân rất nhỏ. Lá của nó thường có hình tròn ( hay hình thận với cuống dài), lá có nhiều gân, cây có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát và có thể được dùng trong ẩm thực hoặc làm dược liệu.
Rau má đã được sử dụng trong y học truyền thống và nó có một số ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại. Rau má theo một số nghiên cứu cho biết, nó chứa nhiều hoạt chất có lợi như centellosid, hydrocotulin, glycosid asiaticosid, những chất này giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành, thải độc mát gan.
Trong Đông y, rau má là một thảo dược có tính hàn, vị đắng, rau má có nhiều tác dụng vào can, thận và tỳ, nhờ vậy mà nó có nhiều tác dụng tích cực để chứa sỏi thận, kiết lỵ, bệnh vàng da, đau mắt nhờ nó giúp giải độc cơ thể.
Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, serum hoặc toner, nhờ rau má có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đàn hồi cho da....
Thành phần dinh dưỡng của rau má
Rau mà là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Trong 100 gam rau má có chứa những thành phần dinh dưỡng như:
- Nước 88.2 g
- Beta caroten 1.3 g
- Protein ( đạm) 3.2 g
- Cellulose 4.5 g
- Tinh bột 1.8 g
- Sắt 3,1 g
- Canxi 2.29 g
- Vitamin B1 0.15 g
- Vitamin C 3.7 g
- Phốt pho 2 mg
- Mangan
- Kẽm
- Magie
- Sterol
- Saccharides
- Saponin
- Flavonol
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau tùy cách trồng, khu vực trộng và mùa thu hoạch mà có thể thay đổi.
Trong kỳ kinh nguyệt có nên uống rau má không?
Rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, đặc biệt là nó giúp giải nhiệt, thanh lọc cho nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt.
Rau má có nhiều dưỡng chất như kẽm, canxi, kali, magie, phốt pho, mangan... hay các hoạt chất như alkaloid, beta carotene và saponin, các vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin K...có công dụng giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Vì vậy, trong chu kỳ kinh nguyệt các chị em có thể uống nước rau má nhé!
Công dụng của rau má trong kỳ kinh nguyệt
Rau má theo đông y có tính hàn nên nó hỗ trợ thanh lọc cơ thể, thúc đẩy đào thải khí hư nhanh chóng ra ngoài, giảm triệu chứng đau bụng kinh. Ngoài ra, rau má còn có những công dụng cho chị em trong kỳ kinh nguyệt như:
Giảm đau bụng kinh
Một số chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt lại bị hành hạ bởi các cơn đau bụng, gây ảnh hưởng tới việc học tập hay làm việc tại thời điểm đó.
Do đó, việc uống nước rau má sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, đẩy khí hư ra ngoài nhanh hơn, nhờ vậy giúp cải thiện đáng kể tình trạng vón cục khí hư, giảm các cơn đau khó chịu trong mỗi kỳ đèn đỏ.
Giúp thanh nhiệt giải độc
Rau má có chứa nhiều thành phần như centelloside, hydrocotyle, glycosid asiaticoside giúp thanh lọc và thải độc tố.
Nhờ vậy, khi tới kỳ kinh nguyệt nếu dùng rau má, nó sẽ giúp giải độc cơ thể, thanh lọc để chị em cân bằng và khỏe mạnh.
Giúp điều hòa kinh nguyệt
Rau má có chứa các khoáng chất như kẽm, magie, kali,... nên khi đến chu kỳ kinh nguyêt bạn nên uống rau má, vì nó sẽ hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giúp hệ tuần hoàn hoạt động tối ưu, giúp điều hòa kinh nguyệt.
Cách dùng rau má hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt
Một số cách dưới đây mà bạn có thể tham khảo để giảm những khó chịu trong kỳ kinh nguyệt:
1. Rau má pha nước dừa
Nguyên liệu:
- Dừa tươi 1 quả
- Rau má bột 3g
Cách làm:
- Chặt quả dừa lấy nước cho ra ly
- Cho 3g bột rau má nguyên chất vào ly, khuấy đều
- Thưởng thức, để giúp giảm những khó chịu do kỳ kinh nguyệt bạn nên uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần, sau đó duy trì trong chu kỳ và sau chu kỳ kinh nguyệt.
2. Rau má nấu cùng ích mẫu, hương nhu
Nguyên liệu:
- 30g rau má
- 12g hương nhu
- 16g hậu phác
- 8g ích mẫu
Cách làm:
- Rau má mang đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước có pha muối loãng khoảng 10 phút, vớt để ráo
- Ích mẫu, hương nhu, hậu phác làm sạch
- Cho 600ml nước lọc vào nồi đun sôi, cho ích mẫu, hương nhu, hậu phác vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút
- Cho rau má vào, đun cho nguyên liệu hòa vào nước, sau đó tắt bếp
- Uống vào buổi sáng và buổi tối, ngày 2 lần.
3. Bột rau má pha nước
Nguyên liệu:
- 500g rau má tươi
Cách làm:
- Rau má mua về bạn làm sạch, nhặt hết các tạp chất, mang đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước có pha muối loãng khoảng 10 phút
- Vớt rau mà ra, mang phơi khô
- Nghiền rau má thành bột mịn, cho bột rau má vào hủ thủy tinh sạch, đậy kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Mỗi buổi sáng, lấy 10g bột rau má, sử dụng kiên trì và đều đặn để cải thiện triệu chứng khó chịu vào mỗi kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý khi dùng dau má trong kỳ kinh nguyệt
Mặc dù rau má là một loại thực phẩm quen thuộc, nhưng bạn cần lưu ý:
- Chỉ nên uống 40g rau má/ ngày: Theo chuyên giá y tế, khi tới kỳ đèn đỏ có thể uống rau má nhưng chỉ nên uống 1 cốc nước rau má ( khoảng 40g rau má). Rau má có tính hàn nên nếu dùng nhiều có thể làm rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng, tiêu chảy.
- Không dùng rau má liên tục trong 1 tháng: Bạn nên dùng rau má rồi nghỉ khoảng nửa tháng, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng hợp lý và phù hợp với bản thân
- Giảm hiệu quả của thuốc: Khi bạn đang điều trị bệnh hay sử dụng một số loại thuốc, nếu dùng rau má có thể nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc
- Không nên dùng rau má cho: Người từng bị mắc bệnh tổn thương da, phụ nữ có thai, người có tiền sử bị gan, phụ nữ trong thời kỳ sinh nở...