
Đánh Giá Ban Đầu - 3 Phút Sơ Cứu
Các biện pháp sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn. Kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống.
1. Giới thiệu về đánh giá ban đầu:
Đánh giá ban đầu là kỹ năng chúng ta ai cũng nên trang bị. Việc nắm rõ quy trình và các nguy cơ liên quan giúp bảo vệ tính mạng cho chính mình và nạn nhân trong các tình huống khẩn cấp.
2. Những nguy cơ khi sơ cứu:
- Quan sát hiện trường: Kiểm tra môi trường xung quanh xem có an toàn hay không (nguy cơ cháy nổ, rò rỉ khí gas. nếu thấy nguy hiểm phải quyết định nhanh các tình huống ứng cứu dựa vào môi trường và tình huống bệnh nhan
- Quan sát người bị nạn: Nhận biết nguy cơ lây nhiễm từ chất dịch hoặc máu của nạn nhân hoặc người bị nạn có sử dụng chất kích thích hoặc đang bị kích động không.
3. Các bước yêu cầu hỗ trợ:
Hãy ngừng lại và chờ sự giúp đỡ nếu:
- Bạn không chắc chắn đảm bảo an toàn cho mình.
- Bạn không đủ tự tin và không biết mình làm đúng hay không.
- Bạn đang mất bình tĩnh và hoảng sợ.
- Người bị nạn hung dữ, kích động hoặc từ chối sơ cứu.
4. Hướng dẫn đánh giá cơ bản ABC:
- Kiểm tra A (Airway): Kiểm tra và đảm bảo đường thở không bị tắc nghẹt.
- Nếu người bị nạn không thở: Kiểm tra và loại bỏ dị vật, răng giả trong miệng.
- Nếu có chấn thương đốt sống cổ: Cố định và giữ ở tư thế trung lập.
- B (Breathing): Quan sát nhịp thở và hỗ trợ hô hấp khi cần.
- Nếu người bị nạn còn thở: Đặt ở tư thế nghiêng an toàn.
- Nếu không thở: Thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR) ngay lập tức.
- C (Circulation): Kiểm tra tuần hoàn, bắt mạch và xử lý tình huống sốc.
- Nếu có dấu hiệu sốc: Đặt người bị nạn nằm đầu thấp, chân cao để hỗ trợ tuần hoàn.
- Quan sát dấu hiệu chảy máu và cầm máu nếu cần thiết.
5. Lưu ý quan trọng trong quá trình sơ cứu:
- Đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Chỉ sơ cứu khi bạn tự tin và hiểu biết về tình huống.
- Chờ đội và hợp tác với cứu hộ khi cần thiết.