
Sơ Cấp Cứu Thường Thức : Cách Để Nạn Nhân Ở Tư Thế Hồi Phục
I. Giới Thiệu:
Trong mọi tình huống với những kiến thức trong cuốn sách Sơ Cấp Thường Thức , bạn có thể đủ tư tin sơ cứu nạn nhân trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh . Với sự hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện đúng cách để đặt người lớn bất tỉnh vào tư thế an toàn, nhằm bảo vệ đường thở và hỗ trợ nạn nhân trong khi chờ sự trợ giúp y tế.
II. Cách Để Nạn Nhân Ở Tư Thế Hồi Phục :

CÁC BƯỚC CẦN ĐỂ LÀM GÌ :
- BƯỚC 1: QUỲ XUỐNG CẠNH NẠN NHÂN.BỎ KÍNH VÀ CÁC ĐỒ VẬT LỚN NHƯ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG HOẶC CHÌA KHÓA RA KHỎI NẠN NHÂN.KHÔNG CẦN TÌM NHỮNG ĐỒ VẬT NHỎ TRONG TÚI NẠN NHÂN.
- BƯỚC 2:ĐẢM BẢO RẰNG CẢ HAI CHÂN NẠN NHÂN ĐỀU DƯỠI THẲNG VỚI THÂN HỌ, PHẦN KHỦY TAY GẤP VÀ LÒNG BÀN TAY NGỬA LÊN.
- BƯỚC 3:GẤP CÁNH TAY XA BẠN HƠN CHÉO QUA NGỰC NẠN NHÂN, GIỮ MU BÀN TAY CỦA HỌ ÁP VÀO BÊN MÁ GẮN PHÍA BẠN HƠN. ĐẶT TAY CÒN LẠI CỦA BẠN VÀO VỊ TRÍ TRÊN ĐẦU GỐI CỦA BÊN CHÂN NẠN NHÂN XA BẠN HƠN VÀ KÉO LÊN , TRONG KHI VẪN GIỮ BÀN CHÂN Ở TRÊN MẶT ĐẤT.
- BƯỚC 4:MỘT TAY VẪN GIỮ BÀN TAY NẠN NHÂN ÁP VÀO MÁ HỌ, TAY KIA KÉO BÊN CHÂN XA BẠN HƠN VÀ LĂN NẠN NHÂN VỀ PHÍA MÌNH ,ĐỂ NẠN NHÂN NẰM NGHIÊNG.
- BƯỚC 5:ĐIỀU CHỈNH ĐÙI CỦA NẠN NHÂN SAO CHO CẢ HÔNG VÀ ĐẦU GỐI ĐỀU GẬP VUÔNG GÓC.
- BƯỚC 6:NGỬA ĐẦU NẠN NHÂN RA SAU VÀ NGỬA CẰM CỦA HỌ ĐỂ ĐƯỜNG THỞ ĐƯỢC GIỮ THÔNG THOÁNG (TR.63)
- BƯỚC 7:NẾU CẦN, ĐIỀU CHỈNH BÀN TAY ĐẶT DƯỚI MÁ ĐỂ GIỮ CHO ĐƯỜNG THỬ THÔNG THOÁNG.
- BƯỚC 8:NẾU CHƯA GỌI CẤP CỨU 155 THÌ HÃY GỌI NGAY. THEO DÕI VÀ GHI LẠI CÁC DẤU HIỆU SINH TỒN - NHỊP THỞ, MẠCH VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG (TR.52 - 53) - TRONG KHI ĐỢI TRỢ GIÚP.
- BƯỚC 9:KHI NẠN NHÂN ĐÃ Ở TƯ THẾ HỒI PHỤC ĐƯỢC 30 PHÚT, HAY LĂN NẠN NHÂN NẰM NGỬA TRỞ LẠI , RỒI LĂN NẠN NHÂN QUAY SANG BỀN CÒN LẠI - TRỪ KHI CÓ NHỮNG TỔN THƯƠNG KHÁC KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ LÀM THẾ.
III Trường Hợp Đặc Biệt :

Nếu bạn nghi ngờ có dấu hiệu chấn thương cột sống.(tr 157 – 159) và phải để nạn nhân ở tư thế hồi phục vì bạn không thể giữ đường thở thông thoáng, hãy cố gắng giữ thẳng cột sống nạn nhân bằng những bước sau:
- Nếu bạn chỉ có một mình, hãy sử dụng kỹ thuật như mô tả ở trên và trang 64.
- Nếu có thêm một người giúp đỡ, một trong hai bạn nên giữ phần đầu nạn nhân di chuyển cùng thân mình khi người kia xoay nạn nhân (hình bên).
- Nếu có ba người , một người nên giữu phần đầu nạn nhân di chuyển cùng với thân mình khi một người xoay nạn nhân.Người thứ ba giữ cho lưng nạn nhân được thẳng trong suốt quá trình.
- Nếu có từ bốn người trở lên , hãy dùng kỹ thuật lăn-khúc-gỗ (tr.159)
III. Kết Luận :

VIỆC NẮM VỮNG KỸ NĂNG ĐẶT NẠN NHÂN BẤT TỈNH VÀO TƯ THẾ HỒI PHỤC KHÔNG CHỈ GIÚP BẢO VỆ TÍNH MẠNG MÀ CÒN THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ SẴN SÀNG ỨNG PHÓ TRONG CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP.