
Ai Không Nên Uống Trà Nõn Tôm Thái Nguyên?
Trà nõn tôm Thái Nguyên mặc dù rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số người không nên uống trà này như người mắc bệnh tim mạch, người nhạy cảm với caffein, đang uống thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú...
Thông tin về trà nõn tôm Thái Nguyên

Trà nõn tôm Thái Nguyên là một đặc sản trứ danh của vùng Tân Cương, trà này cũng nằm trong danh sách các loại trà cao cấp được ưa chuộng nhất. Điều này là nhờ chất lượng vượt trội, hương vị tinh tế và có giá trị sức khỏe cao. Để làm ra loại trà này, người ta phải chọn lựa kỹ những búp chè non tươi mới, chỉ chọn loại một búp và một lá non (1 tôm 1 lá), nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ nên vùng Thái Nguyên cho ra những phẩm trà hảo hạng, đồng thời nó còn nhờ vào bàn tay lành nghề của các nghệ nhân nơi đây.
Ai không nên uống trà nõn tôm Thái Nguyên?
Tuy trà nõn tôm Thái Nguyên rất tốt cho sức khỏe, cũng như phù hợp với hầu hết mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được trà này. Một số người dưới đây không nên uống trà, như:
Người bị đau dạ dày

Trà xanh có thể kích thích tiết axit dạ dày do nó chứa tannin, việc này dẫn đến đau dạ dày, hay các triệu chứng như buồn nôn hoặc táo bón. Do đó, uống trà xanh khi đói khi đói là một điều kiêng kỵ mà bạn cần tránh. Tốt nhất, hãy dùng trà xanh sau bữa ăn tối thiểu là 60 phút. Những người đang bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản thì nên hạn chế uống trà xanh để tránh làm vấn đề này nặng hơn.
Người bị thiếu sắt
Uống trà nõn tôm hay trà xanh ngay sau bữa ăn là một thói quen cần loại bỏ. Vì nó có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, do các hợp chất tanin trong trà có khả năng kết hợp với sắt, khiến cơ thể khó hấp thu khoáng chất quan trọng này. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nên sau khi ăn bữa ăn giàu sắt, bạn không nên dùng trà xanh ngay nhé, đặc biệt là người đang thiếu máu, thiếu sắt.
Người có vấn đề về gan

Một hoạt chất trong trà xanh là EGCG, có thể gây tạo gánh nặng cho gan nếu bạn uống trà xanh với liều lượng lớn. Khi uống quá nhiều trà xanh trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Do đó, việc uống đều độ và đúng cách là rất quan trọng. Để đảm bảo, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi muốn uống trà.
Người nhạy cảm với caffein
Trà nõn tôm tuy có lượng caffeine thấp hơn cà phê, nhưng nếu bạn uống quá nhiều, thì có thể gây mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Những người nhạy cảm với caffeine càng cần thận trọng khi sử dụng, thay vào đó bạn có thể dùng các loại trà không chứa caffein.
Người mắc bệnh tim mạch

Tuy trà nõn tôm có những lợi ích nhất định cho bệnh tim mạch, nhưng uống quá nhiều hoặc dùng trà quá đậm đặc lại có hại, gây ra tăng huyết áp, mất ngủ hoặc rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở những người có bệnh tim mạch. Vì hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và thận bị kích thích liên tục. Nên những ai có tiền sử bệnh tim hoặc huyết áp cao thì cần hạn chế uống. Người tiểu đường cần theo dõi đường huyết cẩn thận khi uống trà xanh, vì caffeine có thể ảnh hưởng tới đường huyết.
Bà bầu, trẻ em, mẹ đang cho con bú
Phụ nữ mang thai cũng nên tránh uống trà xanh, trà nõn tôm..., bởi vì nó chứa caffeine, catechin và axit tannic, có thể gây rủi ro cho thai kỳ. Bà bầu hoặc mẹ cho con bú chỉ nên uống tối đa 2 tách trà xanh mỗi ngày (khoảng dưới 200mg caffeine) để đảm bảo an toàn. Nếu vượt quá mức này, có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ sảy thai... Caffein từ mẹ sẽ truyền cho trẻ nho thông qua tuyến sữa, nên sẽ gây tác động xấu cho trẻ.
Trong khi đó, tannin trong trà có thể làm cho cơ thể trẻ hấp thụ protein và chất béo không hiệu quả, khiến trẻ có thể bị thiếu hụt dưỡng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ngoài ra, caffeine trong đồ uống này không phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Không lấy trà để uống thuốc
Chè nõn tôm Thái Nguyên chứa nhiều hợp chất như axit tannic, caffeine, theine và vitamin, khi hòa tan trong nước có thể phản ứng hóa học với các thành phần của một số loại thuốc. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc, khiến cơ thể khó hấp thụ. Tốt nhất, khi uống thuốc bạn hãy sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc, không nên uống bằng trà.
Ngoài ra, bạn cũng không nên pha trà quá đặc, hay để trà qua đêm, khi pha trà nên cùng nhiệt độ từ 75 - 80°C, không nên dùng nước sôi. Nếu đang trị bệnh hay đang có vấn đề về sức khỏe hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà nõn tôm.
Lưu ý khi uống trà nõn tôm Thái Nguyên
Trà nõn tôm Thái Nguyên là dòng trà ngon, được dùng 1 tôm 1 lá để chế biến, khi thưởng thức trà nõn tôm, nhằm tối ưu lợi ích bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
Chọn mua trà chất lượng

Trà nõn tôm Thái Nguyên thì quá nổi tiếng rồi, bạn có thể dễ dàng tìm mua loại trà này trên các trang thương mại điện tử hay các cửa hàng, siêu thị... nhưng bạn nên chọn các sản phẩm trà được đóng gói cẩn thận, có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận sản phẩm như Vietgap hay OCOP. Tuyệt đối không mua trà không có xuất xứ minh bạch, có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng.
Uống vừa phải
Trà nõn tôm Thái Nguyên dù có tốt thì bạn cũng không nên lạm dụng, chỉ nên uống với liều lượng khuyến cáo, có thể thưởng thức 1- 3 tách trà/ ngày. Tránh uống quá nhiều, vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Không uống trà khi đói

Uống trà lúc bụng rỗng có thể khiến bạn bị cồn cào, khó chịu hoặc “say trà”, thậm chí tăng tiết axit dạ dày tăng nguy cơ đau dạ dày. Để tránh tình trạng này, bạn hãy dùng trà sau bữa ăn khoảng 1 giờ để bảo vệ dạ dày.
Sau khi ăn không nên uống trà
Lá trà nõn tôm chứa nhiều axit tannic, nếu uống ngay sau bữa ăn, chất này sẽ kết hợp với protein và sắt từ thực phẩm, tạo thành phản ứng kết tủa khó tiêu. Kết quả là cơ thể hấp thụ kém các dưỡng chất, mà còn gây khó tiêu, khó chịu. Tốt nhất, hãy đợi khoảng 1- 2 giờ sau khi ăn để thưởng trà, giúp bảo toàn lợi ích của cả trà và thực phẩm.