Trà Ô Lông Đài Loan Là Gì? Các Loại Trà Ô Lông Đài Loan
Trà ô long có nhiều dưỡng chất có lợi, là loại trà có hương vị dễ uống mà nó còn có nhiều công dụng cho sức khỏe con người.
Trà ô lông Đài Loan là gì?
Trà ô long Đài Loan là một trong những loại trà được chế biến thông qua quá trình oxy hóa một phần (mức độ oxy hóa dao động từ 8 - 85%), được chế biến từ loại cây Camellia sinensis phổ biến ở khu vực Đông Á, hay còn được gọi là cây chè ở Việt Nam.
Trà ô long Đài Loan có hương vị ngọt ngào, thơm mùi của hoa quả, hoa lá, gỗ thơm… tùy thuộc vào giống trà và phương pháp sản xuất của mỗi nơi. Màu nước trà cũng khác nhau từ màu vàng như mật ong đến màu đỏ như hổ phách, tùy theo mức độ oxy hóa của lá trà.
Trà ô lông Đài Loan có xuất xứ từ đâu?
Trà ô lông Đài Loan được cho là đã có từ lâu, vào thời nhà Thanh, khi tới mua thi trạng nguyên, một người dân họ Lâm đã đỗ trạng nguyên, đây là một chức vụ được nhiều sĩ tử mong muốn, do đó nhà vua đã ban thưởng cho trạng 20 hòm trà quý.
Sau đó, vị trạng nguyên họ Lâm này đã mang về và trồng ở Đài Loan. Hiện nay, loại trà thời đó được coi là thủy tổ của các dòng trà Đài Loan ngày nay.
Lịch sử của trà ô long Đài Loan
Trà ô long Đài Loan là một loại trà có lịch sử lâu đời, có thể lên đến hơn hai thế kỷ. Khi đó, Đài Loan chỉ là một hòn đảo hoang sơ, nơi có nhiều cây cỏ mọc hoang và cũng có cây trà.
Người dân ở đây thường xuyên dùng lá trà để pha chế đồ uống. Nhưng những cây trà này không phải là nguồn gốc của các giống trà Đài Loan hiện nay.
Theo sử sách, giống trà Vũ Di là giống trà đầu tiên được người ta đưa đến Đài Loan thời nhà Thanh. Từ thời vua Gia Khánh đến thời vua Hàm Phong, Lâm Phượng Trì là một trạng nguyên đã đóng góp việc trồng trà Ô Lông Đài Loan ở vùng Đông Đỉnh. Từ đó, người ta đã nhân giống và tạo ra các loại trà nổi tiếng ngày nay như Bao Chửng hay Thiết Quan Âm.
Thời Nhật chiếm đóng, cây trà được phát triển mạnh mẽ hơn khi chính quyền Nhật tăng cường việc trồng trà về mặt diện tích. Đó là thời điểm mà các giống trà như Vân Sơn Bao Chủng hay trà Ô Long đã thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Qua nhiều năm thăng trầm, trà Đài Loan không chỉ giữ được giá trị mà còn khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế một cách ấn tượng, trong đó, trà Ô Long là cái tên mạnh nhất hiện nay.
Trà ô long Đài Loan có đặc điểm gì?
Trà ô long Đài Loan là một loại trà đa dạng với nhiều đặc trưng riêng biệt, ở đây chúng ta sẽ nói về loại ô long rất được ưa chuộng ở Việt Nam và được trồng ở Lâm Đồng, đó là trà ô long Cao Sơn.
Đây là giống ô long thích hợp với khí hậu mát mẻ, sương mù dày đặc, nơi lý tưởng trồng loại cây này thường là cái vùng núi có độ cao từ 800 -1000 m so với mực nước biển.
Trà ô long Cao Sơn có lá nhỏ, hương vị trà thơm nồng nàn và ngọt ngào, đây cũng được xem là một dòng trà ô long được nhiều người yêu thích nhất ở nhiều quốc gia trên thể giới. Không chỉ những người mới bắt đầu uống trà mà những bậc thầy về trà, yêu trà cũng rất mê loại trà này.
Vào những năm 1960 giao thương Đài Loan với các nước trở nên sôi động, chính phủ của họ đã tổ chức những cuộc thi để những người so tài về nghệ thuật làm trà.
Tiêu chí đánh giá bao gồm cánh trà, hương, vị, màu sắc và hình dáng bả trà sau khi pha. Ai thắng sẽ được nhận một con tem biểu thị phẩm vị của trà và trà của họ sẽ được bán tại những cuộc đấu giá. Từ đó những loại trà trà ô long Đài Loan sẽ được lựa chọn tại những cuộc thi, được nâng cấp, vươn ra thế giới thông qua những cuộc đấu giá.
Đây là một chính sách rất tốt của chính phủ Đài Loan giúp cải thiện chất lượng sản xuất trà ô long trong nước, cũng như tạo nên một thương hiệu trà ô long Đài Loan với các nước khác.
Các loại trà ô long Đài Loan
Dưới đây là một số loại trà ô long Đài Loan nổi tiếng:
Trà ô long Đông Đỉnh
Người Đài hay nói “Bắc Bao Chủng, Nam Đông Đỉnh”, vùng Lugu, Trung Đài là nơi trồng nhiều trà ô long Đông Đỉnh. Các cây trà này thuộc dòng trà Cao Sơn có tiếng. Tuy nhiên, Nhờ bàn tay lành nghề của người dân bản địa, đã giúp tạp nên một hương vị trà có có đứng không thua kém gì trà ô long Cao Sơn.
Trên những sườn dốc dựng đứng của núi Đông Đỉnh là nơi những người dân thu hoạch giống trà ô long độc đáo của họ. Đông Đỉnh có thể hiểu đơn giản là “đỉnh cực lạnh”, ngoài ra tên gọi này cũng có ý nghĩa khác đó là người dân bản địa phải đi bộ lên các sườn dốc cao, cách đi này gọi là “Minan” khi phát âm tương tự từ Đông Đỉnh trong tiếng phổ thông China.
Loại trà ô long Đông Đỉnh này được sản xuất bằng cách oxy hóa từ 15 - 30%, hương vị của nó khá là giống với nhiều loại trà ô long Cao Sơn khác, tuy nhiên do trà hun khói gỗ thơm để làm khô, nên nó sẽ có hương khói rất hấp dẫn.
Trà ô long Bao Chủng
Trà ô long Bao Chủng là loại trà được sản xuất với quá trình oxy hóa khá thấp khoảng 8 - 18%, hương vị trà đậm đà, hòa cùng hương thơm của hoa và mùi dưa tươi mát.
Trà được chế biến vào những năm 85, ở Văn Sơn và Nam Cảng, sau đó thành một trong những loại trà được nhập khẩu đến Trung Quốc từ Đài Loan nhiều nhất thời đó.
Bao Chủng cũng có nghĩa là bao gói, cái tên này là do lúc đầu trà được đóng gói trong một cặp giấy có hình chữ nhật và trên bao gói đó có tên nhà sản xuất đóng dấu lên. Sau này, bao bì cũng như thiết kế đựng trà khác đi, hiện đại hơn, nhưng người ta vẫn giữ tên gọi Bao Chủng này.
Trà ô long Bái Hảo
Đài Loan là một quốc gia có truyền thống trồng trà lâu đời từ thế kỷ 19. Những loại trà của Đài Loan thường có mùi hương và chất lượng tuyệt vời, được nhiều thương nhân ở Trung Quốc và nước ngoài săn đón. Đài Loan còn có lợi thế về khí hậu và địa lý rất phù hợp cho việc trồng trà. Nhờ vậy, Đài Loan đã tạo ra một loại trà đặc biệt, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật uống trà trên thế giới. Loại trà này có tên gọi đẹp và ý nghĩa – trà Đông Phương Mỹ Nhân.
Trà ô long Bái Hảo Đông Phương Mỹ Nhân còn được gọi là Ở Đài Loan hiện nay, có rất nhiều vùng trồng trà, trong đó có vùng Tân Trúc. Vào mùa hè, các đồi chè ở đây thường bị rầy xanh tấn công, phá hại các cây chè. Các lá chè non bị cắn sẽ dừng sinh trưởng, và lá chè tự tiết ra một loại chất để chữa lành vết thương. Quá trình này làm cho lá trà bị oxy hóa và thay đổi màu sắc và hình thái, trở nên nâu vàng.
Do không muốn để mất mùa, tổn hại đến kinh tế, nên người dân đã hái lá chè này và đem đi chế biến theo cách làm trà oolong. Kết quả thật bất ngờ, họ đã tạo ra một dòng trà có độ oxy hóa cao, khoảng 60-70%, có mùi vị mới mẻ và khác lạ.
Khi những người nông dân Đài Loan thành công, có một người buôn Anh tên John Dodd đã phải lòng loại trà này vì nó thơm ngon và độc đáo. Ông đã mua lại trà và chuyển về Anh. Tại đây, loại trà này đã được nhiều người yêu trà biết đến và trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Theo sử sách ghi chép, thương nhân John Dodd người Anh, sau khi đem loại trà này về vương quốc Anh và dâng lên cho hoàng gia. Khi thử vị của trà, Nữ hoàng Anh – Elizabeth II đã đặt tên cho nó là Đông Phương Mỹ Nhân (Oriental Beauty). Tên trà được bà lấy ý tưởng từ những cô gái Đông Phương duyên dáng xinh đẹp đang nhảy múa.
Ngoài tên trà Đông Phương Mỹ Nhân (Oriental Beauty – Dong Feng Mei Ren), trà còn có nhiều tên gọi khác như: Bitten Tea, White Tip Oolong hay Champagne Oolong…
So sánh trà ô long Việt Nam và trà ô long Đài Loan
Có thể nói rằng hầu hết trà ô long ở Việt Nam đều được xuất khẩu sang Đài Loan và các quốc gia khác. Các vườn chè ô long ở Bảo Lộc - Lâm Đồng - Việt Nam thường chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu và hầu như được người Đài Loan đứng ra nhận thu mua ( bao tiêu) sẽ ra thành phẩm.
Một điều đáng mừng là chất lượng của trà ô long Việt Nam được đánh giá cao, điều này thể hiện qua lượng lớn sản phẩm xuất khẩu. Nhiều khi vực còn được hỗ trợ kỹ thuật nhằm tạo ra loại trà ô long chất lượng như được sản xuất tại Đài Loan. Tuy nhiên, tin buồn là hầu hết ở Việt Nam chỉ trồng một dòng ô long Cao Sơn, làm cho việc tìm kiếm các loại trà ô long khác được sản xuất trong nước trở nên khó khăn.
Tóm lại, trà ô long của Việt Nam đều có những phẩm chất nổi bật như trà ô long Đài Loan, chỉ là chúng ta không có nhiều chủng loại như họ. Việc sử dụng sản phẩm ô long trong nước vẫn đảm bảo đầy đủ chất và lượng. Giá trị dinh dưỡng cũng đều sánh được với trà ô long Đài Loan.
Cách pha trà ô long Đài Loan chuẩn vị
Nguyên liệu:
- 5g – 8g trà ô long
- 200ml nước đun sôi sau đó hạ nhiệt độ xuống khoảng 70 - 80 độ C
- Bộ ấm trà
Cách pha:
- Bạn dùng nước sôi tráng một lượt ấm, chén pha trà
- Cho 5- 8g trà ô long vào ấm, cho nước nóng 70- 80 độ C vào, lắc nhẹ và đổ bỏ phần nước này
- Sau đó cho 200ml nước nóng vào ủ trà khoảng 30 giây
- Lúc này bạn cho thể rót đều ra ly uống trà theo vòng tròn, nghĩa là mỗi chén bạn rót một ít đều nhau và cứ như vậy tới khi các ly trà đầy. Không nên rót đầy hết ly rồi qua ly khác.
- Thưởng thức
Lưu ý khi pha trà ô long
- Nên dùng nước tinh khiết như nước khoáng, nước lọc không dùng nước máy pha trà
- Không được dùng nước sôi 100 độ C để pha trà
- Trà ô long có cánh trà lớn, nên bạn chỉ lấy một lượng vừa đủ
- Chỉ nên hãm trà khoảng 20- 30 giây, không nên hãm lâu sẽ làm giảm hương vị cũng như màu sắc không còn đẹp
- Chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, nhâm nhi và cảm nhận.