Trà Cổ Thụ Và Trà Mạn Khác Nhau Như Thế Nào?
Trà là một loại thức uống có mùi vị hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng.
Trà cổ thụ và trà mạn khác nhau như thế nào?
Để phân biệt sự khác nhau của trà cổ thụ và trà mạn thì cũng ta tìm hiểu về định nghĩa của hai loại trà này.
Trà cổ thụ là gì?
Trà Shan Tuyết hay là chè Shen Tuyết (Snowshan) có tên gọi như vậy vì trên búp trà có một lớp lông mao trắng như tuyết. Những cây trà này mọc ở độ cao từ 1500 – hơn 2500 mét so với mực nước biển, nên búp trà hay lá trà được bao phủ bởi một lớp lông mao mỏng, trắng, gọi là Trà Shan Tuyết. Trà Shan Tuyết phát triển mạnh nhất ở những nơi như Hà Giang, Sơn La, Điện Biên,…
Thiên nhiên đã ưu ái cho người dân vùng núi cao Tây Bắc một loại chè quý, giàu dinh dưỡng. Do sống ở cao Tây Bắc, nơi có sự thay đổi nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với điều kiện nôi trường, đất đai nơi đây đã tạo điều kiện cho cây trà Shan Tuyết trưởng thành tốt. Cho đến nay, những gốc trà Shan Tuyết cổ thụ vẫn là điều vừa quen thuộc, vừa thiêng liêng đối với người dân nơi đây.
Trà cổ thụ là một loại trà được chế biến từ các cây trà có tuổi đời hàng trăm năm. Cây trà sống ở những vùng núi cao, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong môi trường tự nhiên, không chịu ảnh hưởng của con người, không có dùng phân bón hóa học hay các thuốc trừ sâu, nên trà này là một loại trà sạch.
Trà cổ thụ sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, cách chế biến này cũng tương đồng với phương pháp chế biến trà mạn. Do đó, trà mạn là định nghĩa gọi chung cho các loại trà được sản xuất và hong khô mà không ướp hương. Vậy nên trà cổ thụ cũng là trà nằm trong nhóm trà mạn nhờ cách chế biến và sử dụng giồng nhau.
Trà mạn là gì?
Trà mạn có thể hiểu đơn giản là các loại trà được chế biến từ lá, thông quá quá trình sản xuất như thu hái, sao khô, nên trà có mùi hương tự nhiên, không dùng hoa để ướp.
Ở nước ta, trà mạn phổ biến là loại trà xanh cánh đen xám, có hình móc câu.
Chè cổ thụ sống ở đâu?
Cây chè cổ thụ, thường được biết đến với tên gọi Camellia sinensis, có nguồn gốc ở khu vực núi cao ở vùng Tây Bắc - Việt Nam như các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Tuy nhiên, cây trà cũng có số lượng khá ít, khoảng 1 000 gốc, cho nên sản lượng cũng không nhiều.
Điểm đặc biệt của trà cổ thụ Việt Nam chính là:
- Sạch nhất
- Ngon nhất
- Quý nhất
- Hiếm nhất
- Đắt nhất
Ngoài ra, do sống ở môi trường đặc biệt, ở những vùng núi cao, trong chịu ảnh hưởng bởi con người, không có thuốc trừ sâu, phân bón hóa học... nên nó là một loại trà Shan Tuyết sạch và thường 100g trà có giá thành từ 60 000 - 200 000đ tùy loại bình dân hay hảo hạng.
Uống trà như thế nào là đúng chuẩn?
Uống trà là một nét văn hóa quen thuộc đối với người Việt, là một thói quen được lưu truyền từ xưa. Hiện nay, văn hóa uống trà cũng được nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt đối với những người sành trà, họ lựa chọn trà một cách công phu, có dụng cụ pha trà chuyên biệt, và cách pha trà cũng đòi hỏi kỹ thuật.
Uống trà mạn hay trà cổ thụ thì bạn chỉ cần thư thái, thoải mái thôi, không cần đặt nặng hay quá cầu kỳ. Bên những buổi hàn huyên, nhâm nhi tách trà giúp thăng hoa câu chuyện cũng như đồng điệu về tâm hồn. Người uống trà nên uống từng ngụm nhỏ, có thể nâng tách trà lên và cảm nhận hương thơm của trà.
Trà cổ thụ và trà mạn có thể dùng cùng phong cách khi thưởng trà. Trà cổ thụ là loại trà chế biến từ cây trà cổ thụ sống hàng trăm năm tuổi, trà có hương thơm độc đáo cùng thoang thoảng mùi khói bếp, trà khi pha có màu vàng trong veo như màu hổ phách. Ban đầu trà có vị chát đượm, hậu vị ngọt sâu.
Khi pha trà nên dùng dụng cụ chuyên biệt, như vậy pha trà sẽ ngon hơn và đậm vị hơn, bạn có thể dùng ấm bằng gốm sứ để pha. Ấm gốm sứ truyền thống sẽ giúp trà được giữ nhiệt độ lâu hơn, giúp hương vị trà trọn vẹn hơn. Đầu tiên, cần phải tráng qua dụng cụ pha trà, sau đó bạn cho lượng trà vừa đủ vào ấm, và cho nước nóng vào, lắc nhẹ và đổ bỏ nước này.
Sau đó, cho nước vào ấm trà, hãm 2- 3 phút, sau đó rót đều ra mỗi chén trà, nên rót đều chứ không phải rót đầy một chén mới rót qua ly khác, mà bạn rót mỗi chén một ít và quay lại rót đến khi chén trà đầy. Có thể pha 2-3 lần nước trà tùy khẩu vị đậm nhạt của bạn. Khi thưởng trà có thể nhâm nhi thêm bánh kẹo để tăng hương vị.
Trà cổ thụ có rất nhiều chất dinh dưỡng
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu về rau quả và trà của châu Á, đã nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng khoa học quốc tế, đặc biệt là từ Úc, được người dân Úc vinh danh cùng các thành viên Hiệp hội Chè Việt Nam. Trong suốt hơn một năm qua, ông đã dành thời gian đi khắp vùng núi Đông Tây Bắc để khám phá các khu vực trồng trà cổ thụ. Ông đã thực hiện việc thu mẫu, tiến hành các kiểm tra và phân tích kết quả, thông qua đó chứng minh rằng Việt Nam sở hữu những giống trà và sản phẩm trà chất lượng hàng đầu thế giới, đầy đủ dưỡng chất quan trọng.
Tôi đang tham gia vào dự án nghiên cứu về trà Shan với mục tiêu là cung cấp thông tin chi tiết về thành phần của trà, như lượng catechin trong trà đen, trà xanh và trà Shan. Chúng tôi cũng đang tập trung vào việc đo lường các chất khác như axit amin, vitamin C, caffeine, tanin, theanin và xác định hàm lượng của chúng. Thông qua việc phân tích chi tiết những hoạt tính này, chúng tôi dự định tổ chức hội thảo để giới thiệu đến cộng đồng quốc tế về đặc tính y dược của trà Việt Nam, là một sản phẩm đáng chú ý mà thế giới nên quan tâm.
Các loại trà cổ thụ phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số loại trà cổ thụ phổ biến:
Bạch trà
Bạch trà hay trà trắng có nhiều dưỡng chất, do đó, nó cũng là loại trà rất tốt cho sức khỏe. Những búp trà được bảo phủ bởi một lớp lông mao trắng được mang đi chế biến, quá quá trình chọn lựa cẩn thận, sau đó được phơi dưới năng gió giúp làm khô trà. Nhờ cách chế biến khá đơn giản nên các dưỡng chất tinh túy trong trà được giữ lại.
Hồng trà
Những búp trà Shan Tuyết tươi non, được người dân thu hái, sau đó trà được oxy hóa toàn bộ 100%, nên hương vị của trà có nét đặc trưng riêng. Hồng trà cổ thụ như tên gọi của nó, khi pha trà trà cho màu nước nâu đỏ hay màu hổ phách rất nổi bật, vị chát ít, có vị ngọt nhẹ, màu nước bền.
Hoàng trà
Trà vàng Shan Tuyết hay còn gọi là hoàng trà Shan Tuyết là một loại trà được chế biến với nhiều công đoạn phức tạp. Trà khi pha có màu vàng như mật ong, mùi hương thoang thoảng, thơm mùi gỗ thông tinh tế.
Lục trà
Trà xanh Shan Tuyết hay còn gọi là lục trà Shan Tuyết, đây là một loại trà được người Việt sử dụng khá nhiều. Trà không bị oxy hóa nên khi pha trà có hương thơm lúa mới tinh tế, màu nước vàng óng.