Top 10 Loại Cá Nước Ngọt Tốt Cho Sức Khỏe
Cá nước ngọt chính là tên gọi chỉ những loài cá sống ở môi trường nước ngọt, có rất nhiều loại cá nước ngọt rất tốt cho sức khỏe.
Cá nước ngọt là gì?
Cá nước ngọt là các loài cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, chẳng hạn như sông và hồ, với độ mặn ít hơn 0.05%. Môi trường sống này chủ yếu khác với nước biển là ở độ mặn của nước. Bây giờ đã có khoảng 41.24% các loài cá được phát hiện sinh trưởng ở môi trường nước ngọt.
Có nhiều loại cá nước ngọt như cá rô, cá chép, cá basa, cá lóc... đây đều là những loại cá ngon và bổ dưỡng.
Top 10 loại cá nước ngọt tốt cho sức khỏe
Dưới đây là một số loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết:
Cá diêu hồng
Cá diêu hồng là một loại cá phổ biến ở nước ta, cá có vị ngọt tự nhiên, ít tanh, lại có giá thành phải chăng. Điểm nổi bật là cá diêu hồng chế biến món ăn nào cũng rất ngon, từ cá diêu hồng nướng, cá diêu hồng sốt cà chua, lẩu cá diêu hồng, cá diêu hồng chiên...
Cá chim
Cá chim là một loại cá có vị ngọt béo tự nhiên, có thể chế biến nhiều món ăn ngon. Cá chim còn chứa nhiều protein, omega cùng nhiều dưỡng chất khác. Các loại cá chim đều rất có lợi cho sức khỏe, bao gồm cá chim trắng, cá chim đen.
Để nhận được nhiều dưỡng chất cũng như lợi ích của nó bạn có thể thêm vào thực đơn của gia đình mình.
Cá rô phi
Cá rô phi thường sinh trưởng ở ao, sông suối, kênh rạch, sông hồ. Đây cũng là loại cá có lượng chất bảo ít nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B6, vitamin B12, vitamin D, canxi, natri, magie, sắt, kali, chất béo... đặc biệt chứa nhiều protein. Cụ thể 100g cá rô phi chứa khoảng 26g protein mà chỉ có 2g chất béo.
Ăn cá rô phi giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và xương, đồng thời giúp ngừa bệnh tuyến giáp.
Cá kèo
Cá kèo ( cá bống kèo) có kích thước đầu nhỏ, cá sinh trưởng ở kênh rạch, sông hồ,... chúng ưa thích nơi có nhiều bùn. Cá kèo da trơn, vị ngọt, kích thước nhỏ, xương mềm, có thể chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá kèo nướng muối ớt, lẩu cá kèo, cá kèo chiên, cá kèo kho...
Cá mè hoa
Cá mè hoa sống ở sông hồ và có hàm lượng chất béo khá thấp. Trong 100g cá mè hoa, chỉ chứa 215,3g protein, 2,2g mỡ cùng nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt, kali, carbohydrate và các loại vitamin như vitamin B1, vitamin B2; vitamin E...
Cá mè theo y học truyền thống có tính ôn, vị ngọt giúp ích thận khí, bổ tì vị, tốt gân cốt, nên phù hợp cho người bị phong hàn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu hóa yếu, gân cốt kém, thận suy, nhiều đờm. Trong dân gian cá mè hoa còn dùng để cải thiện tình trạng cảm lạnh, chóng mặt, hạ huyết áp. Nhưng ai mà bị ngứa da, nội nhiệt thì nên tránh loại cá này.
Cá mòi
Cá mòi có hương vị độc đáo mà còn chứa nhiều omega 3 và vitamin B, đặc biệt cá mòi còn rất có lợi cho phát triển thần kinh và trí não. Vậy nên, bạn cũng có thể bổ sung cá mòi trong bữa cơm để vừa đổi vị vừa nhận được các dưỡng chất cần thiết.
Cá lóc
Cá lóc hay còn gọi là cá quả, cá chuối,...là loại cá có nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt chúng còn có lượng mỡ thấp, đó cũng là lý do nó được nhiều người yêu thích và thêm vào thực đơn ăn uống của gia đình. Cá lóc còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, làm chậm lão hóa da, ngừa bệnh tim mạch...
Cá chạch
Cá chạch chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, có thể giúp cải thiện một số bệnh lý, loại cá này chứa lượng mỡ thấp mà lại giàu protein.
Cá chạch được xem là " sâm nước" theo quan điểm Đông y, nên nó có khả năng cải thiện sinh lý và bồi bổ.
Cá diếc
Cá diếc có hình dáng dẹt ở hai bên thân, có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Các dưỡng chất nổi bật có trong cá diếc như: vitamin B1, vitamin B6, canxi, chất béo, sắt, phốt pho, protein...
Cá diếc theo Đông y nó có tính bình, vị ngọt, không độc giúp sát khuẩn, ngừa tình trạng lạnh bụng cũng như khó tiêu, bổ huyết, lợi tiểu. Bên cạnh đó nó còn giúp cải thiện giấc ngủ, cao huyết áp, tiểu đường, yếu sinh lý...
Cá chép
Cá chép là một loại cá nước ngọt có khối lượng lớn và sống lâu năm, có thể lên đến 20 năm với khối lượng có thể tới 14kg. Cá chép có vị ngọt, thịt cá béo nên được nhiều người yêu thích, nó có thể nấu thành nhiều món ăn ngon như lẩu cá chép, cá chép nấu riêu, cá chép kho...
Những loại cá hạn chế ăn nhiều
Một số loại cá sau bạn không nên tiêu thụ thường xuyên:
Cá trê
Cá trê chứa nhiều vitamin và khoáng chất, như omega 3, protein... nhưng nếu ăn nó quá nhiều và liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, do đây là một loại cá ăn tạp, sống ở dưới bùn. Nếu chế biến không đúng cách, chưa chín hoàn toàn thì dễ bị nhiễm ký sinh trùng hay chất ô nhiễm. Quan trọng hơn là nó còn có lượng thủy ngân cao, nên bạn cần ăn nó vừa phải, chế biến đúng cách và mua cá trê ở những nơi uy tín.
Cá chình
Cá chình cũng chứa thủy ngân nên bạn ăn thường xuyên sẽ khiến nó tích tụ lại trong cơ thể, tác động xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe của bạn.
Cá ngừ vây xanh
Cá ngừ vây xanh có lượng thủy nhân cao nhất, nên nếu ăn nó sẽ làm tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và cả hệ thần kinh, đặc biệt phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em không nên ăn cá ngừ vây xanh, chưa kể nó có thể chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng do môi trường sống.
Cá ngừ là một loại cá biển mà bạn cần hạn chế ăn vì nó cũng có nhiều thủy ngân. Nên những đối tượng như bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em đều không nên sử dụng, kể cả người bị dị ứng với hải sản cũng nên tránh.