17 Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG) Và Dự Án DSCP
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), còn được gọi là Mục tiêu toàn cầu, đã được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 2015 như một lời kêu gọi hành động chung nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng đến năm 2030, tất cả mọi người đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng. 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững được tích hợp thừa nhận rằng hành động trong một lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến kết quả ở những lĩnh vực khác và rằng sự phát triển phải cân bằng giữa tính bền vững về mặt xã hội, kinh tế và môi trường.
Đồng hành cùng chương trình thúc đẩy hành động 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiện quốc, Dự án Công dân Bền vững – Design Thinking Sustainable Citizen Project (DSCP) với mục tiêu thúc đẩy sự liên kết, sáng tạo hướng đến phát triển bền vững của toàn xã hội. Dự án được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu những mong muốn sâu xa nhất của con người là được sống trong tình yêu thương, được cảm thấy kết nối với những con người cùng chung hệ giá trị và được sống trong một môi trường an toàn, bình an, hạnh phúc.
17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hiệp Quốc, bao gồm:
- Xóa nghèo (No Poverty): Chấm dứt mọi hình thức nghèo đói ở mọi nơi trên thế giới.
- Xóa đói (Zero Hunger): Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững.
- Sức khỏe tốt và cuộc sống an lành (Good Health and Well-being): Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
- Giáo dục chất lượng (Quality Education): Đảm bảo nền giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời.
- Bình đẳng giới (Gender Equality): Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
- Nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation): Đảm bảo sự tiếp cận bền vững đối với nước sạch và các dịch vụ vệ sinh cho tất cả mọi người.
- Năng lượng sạch và giá cả hợp lý (Affordable and Clean Energy): Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và giá cả phải chăng.
- Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (Decent Work and Economic Growth): Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm và việc làm đầy đủ, hiệu quả cho tất cả mọi người.
- Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng (Industry, Innovation, and Infrastructure): Xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố, thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững và khuyến khích đổi mới.
- Giảm bất bình đẳng (Reduced Inequalities): Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia.
- Thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable Cities and Communities): Xây dựng các thành phố và khu dân cư an toàn, bền vững và có khả năng chống chịu.
- Tiêu dùng và sản xuất bền vững (Responsible Consumption and Production): Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
- Hành động vì khí hậu (Climate Action): Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
- Bảo tồn đại dương (Life Below Water): Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển.
- Bảo tồn hệ sinh thái đất liền (Life on Land): Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn sự suy thoái đất và mất đa dạng sinh học.
- Hòa bình, công lý và thể chế mạnh mẽ (Peace, Justice, and Strong Institutions): Thúc đẩy các xã hội hòa bình, công bằng, bao trùm và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm.
- Quan hệ đối tác vì các mục tiêu (Partnerships for the Goals): Tăng cường các phương tiện thực hiện và tái tạo mối quan hệ hợp tác toàn cầu cho phát triển bền vững.