Bà Bầu Ăn Dứa Tốt Không? Cần Lưu ý Gì?
Phụ nữ mang thai liệu có ăn được dứa không, là một thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Phụ nữ mang thai tiêu thụ dứa được không?
Quanh những lời đồn đại về việc phụ nữ mang thai nên tránh xa dứa, dứa không gây ra tác động xấu cho bà bầu khi ăn với liều lượng phù hợp. Việc nói khi mang thai ăn dứa có thể làm sảy thai là một kinh nghiệm dân gian, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh sảy thai là do tiêu thụ dứa. Mối quan ngại về bromelain, một enzyme có trong dứa có khả năng gây ra hiện tượng xuất huyết, là nguyên nhân chính dẫn đến những lo lắng không cần thiết. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa không đủ để ảnh hưởng đến sự an toàn của thai kỳ, trừ khi tiêu thụ một lượng lớn - khoảng 7 đến 10 quả cùng một lúc, như vậy mới có thể gây ra nguy cơ sẩy thai.
Vì vậy, phụ nữ mang thai có thể ăn dứa, miễn là bạn tiêu thụ nó một cách điều độ, từ nửa đến một quả là đủ. Không ăn dứa trong 3 tháng đầu mang thai.
Để an toàn hơn, bạn nên loại bỏ phần lõi của dứa, nơi chứa nhiều bromelain nhất. Ngoài ra, dứa đóng hộp hoặc nước ép dứa là những lựa chọn tốt vì bromelain thường bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Điều này giúp mẹ bầu có thể thưởng thức dứa mà không lo lắng về những rủi ro không đáng có.
Dứa có lợi ích gì cho phụ nữ mang thai?
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng, được coi là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt trong quá trình mang thai. Những lợi ích của việc ăn dứa đối với phụ nữ mang thai:
Thúc đẩy tạo ra collagen
Một người trưởng thành cần lượng vitamin C như nữ giới 75mg và nam giới 90mg. Với khoảng 79mg vitamin C có trong một quả dứa tươi, vitamin C là một loại vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh collagen. Tiêu thụ dứa không chỉ giúp duy trì làn da mịn màng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi.
Bên cạnh đó, vitamin C cũng tăng hiệu quả hấp thu sắt, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C bạn có thể gặp phải các vấn đề như chảy máu chân răng, dê bị bầm tím...
Cung cấp vitamin nhóm B
Dứa chứa các loại vitamin B như vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B9, hỗ trợ hoạt động của cơ và hệ thần kinh, cũng như tăng trưởng mô, đều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Cải thiện tâm trạng
Hương vị đặc trưng của dứa có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và cải thiện tâm trạng, làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, vị của dứa cũng giúp bà bầu giảm cảm giác ốn nghén.
Nâng cao miễn dịch
Dứa là một tái cây có hàm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện và bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi các bệnh thông thường như cảm lạnh.
Cung cấp nhiều khoáng chất
Mangan và đồng đều có trong dứa, hai khoáng chất này rất quan trong trong quá trình phát triển xương của bé và giúp các mẹ ngừa loãng xương, đồng thời hỗ trợ hình thành hồng cầu và tim của thai nhi.
Cung cấp sắt cho cơ thể
Sắt và axit folic ( còn gọi là vitamin B9) trong dứa có nhiều lợi ích, sắt giúp sản xuất hồng cầu, còn vitamin B9 giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Việc bổ sung dứa tươi cũng là một cách để cung cấp lượng sắt và vitamin B9 để phòng tránh thiếu máu ở bà bầu.
Như vậy, dứa không chỉ ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá, hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần sử dụng đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng.
Phụ nữ mang thai ăn dứa cần lưu ý
Phụ nữ mang thai ăn dứa cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ ăn dứa với lượng vừa đủ, không được ăn nhiều để tránh bị nóng người hay không tốt cho thai nhi như sảy thai hay dọa sinh nôn
- Phụ nữ mang thai không ăn dứa vào trong 3 tháng đầu thai kỳ, giai đoạn này thai nhi chưa ổn định, cũng là có nguy cơ sảy thai lớn
- Không được ăn dứa xanh, dứa quá chín
- Ăn chứa chín tươi tự nhiên, độ chín đạt chuẩn
- Không ăn chuối khi đói
- Bỏ phần lõi dứa khi ăn để giảm bromelain có thể gây sảy thai.