Ăn Mỡ Cá Có Tác Hại Gì? Ai Không Nên Ăn Mỡ Cá
Mỡ cá là một thực phẩm giàu dưỡng chất, bên cạnh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu ăn mỡ quá sai cách có thể mang đến những tác hại cho sức khỏe.
Mỡ có lợi ích gì?
Mỡ cá chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Mỡ cá là một nguồn bổ sung quý giá các axit béo, vitamin và dưỡng chất khác, bao gồm:
Vitamin D
Mỡ cá còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật, nhờ nó chứa hàm lượng vitamin D cao.
Omega 3
Mỡ cá chứa các axit béo quan trọng như EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid), giúp giảm viêm, hỗ trợ một số vấn đề của bệnh tim mạch, và hỗ trợ phát triển trí não và thị lực của trẻ.
Omega 3 là một thành phần rất cần thiết cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.
Chất chống oxy hóa
Mỡ cá còn chứa các chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây tổn thương, đẩy lùi quá trình lão hóa, giúp làm đẹp da và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
Ăn mỡ cá có tác hại gì?
Mỡ cá có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu bạn sử dụng đúng cách, đúng liệu lượng và mỡ cá đến từ những loại cá chất lượng. Tuy nhiên, nếu được như vậy, việc sử dụng mỡ cá có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây là một số tác hại của mỡ cá mà bạn cần lưu ý:
Nguy cơ tăng cân nhanh
Mặc dù mỡ cá chứa các loại mỡ tốt, nhưng nó vẫn cung cấp một lượng lớn năng lượng. Việc tiêu thụ quá nhiều mỡ cá sẽ khiến bạn dễ dàng tăng cân, đặc biệt những ai đang thừa cân và béo phì, nếu ăn mỡ cá quá nhiều sẽ khiến tăng cân mất kiểm soát.
Do đó, như bao thực phẩm khác, dù có tốt cũng cần tiêu thụ một cách vừa phải, tránh lạm dụng để ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguy cơ nhiễm độc
Tiêu thụ mỡ cá không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có thể dẫn đến nhiễm độc. Một số loại cá, đặc biệt là cá lớn và sống lâu năm, có thể tích tụ nhiều chất độc như thủy ngân, dioxin hay PCBs,... điều này có thể đến từ môi trường sống hay do nguồn thức ăn của chúng. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, suy hô hấp, thậm chí đe dọa tính mạng.
Do đó, chọn cá hay mỡ cá để tiêu thụ bạn nên chọn những loại cá tươi, lành mạnh và không chứa các chất độc gây hại.
Nguy cơ dị ứng
Mỡ cá cũng như hải sản không dành cho tất cả mọi người. Những người bị dị ứng với hải sản cũng có tỷ lệ cao là bị dị ứng khi tiêu thụ mỡ cá. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm nổi mẩn đỏ, ngứa, hoặc khó thở, và có thể tình trạng từ nhẹ đến nguy hiểm.
Ai không nên ăn mỡ cá?
Mặc dù mỡ cá có lợi cho sức khỏe, nhưng một số người không nên hoặc hạn chế ăn mỡ cá như:
Những người có vấn đề về chức năng gan và thận
Mỡ cá là nguồn chất đạm chất lượng cao, nhưng gan và thận là cơ quan chính chịu trách nhiệm chuyển hóa. Do đó, nếu bạn ăn mỡ cá quá nhiều có thể tăng áp lực cho cả gan và thận. Đặc biệt, với những người có vấn đề về chức năng gan và thận. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiêu thụ mỡ cá để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Những người bị bệnh gout
Mỡ cá và hải sản đều là những thực phẩm mà người bị bệnh gout nên tránh, vì chúng chứa nhiều chất purin, có thể làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Còn nếu bạn vẫn muốn ăn thì nên ưu tiên các loại cá chất lượng khác như cá trích, cá ngừ... nói chung là những loại cá có lượng purin thấp, đặc biệt cần tránh ăn cá thu, cá mòi.
Những người bị rối loạn chảy máu
Mỡ cá chứa nhiều EPA, một chất có khả năng ngừa cholesterol bám trên thành mạch máu, giúp hạn chế nguy cơ bị xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, axit eicosapentaenoic cũng có tác dụng phụ là ức chế kết tập tiểu cầu nếu bạn lạm dụng quá mức, điều này có thể khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi ăn mỡ cá cần lưu ý
Khi ăn mỡ cá, có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng:
Chọn mỡ cá chất lượng
- Nguồn gốc rõ ràng: Hãy chọn mỡ cá từ nguồn cung cấp uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không chứa chất độc hại như thủy ngân hoặc nhiễm các chất độc hại khác.
- Cá sạch: Ưu tiên chọn mỡ từ các loài cá được nuôi ở môi trường tiêu chuẩn, thức ăn chất lượng hoặc đánh bắt ở vùng nước sạch.
Sử dụng đúng liều lượng
- Hạn chế quá liều: Mặc dù mỡ cá tốt cho sức khỏe, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây hại. Hãy tuân theo liều lượng được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng.
- Đối tượng đặc biệt: Người có các vấn đề về gan, thận hoặc rối loạn chảy máu, dị ứng, tim mạch, huyết áp, tiểu đường và béo phì nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung mỡ cá vào chế độ ăn uống.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em nên tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá tuyết, cá thu... Thay vào đó, hãy chọn các loại cá lành mạnh không chứa thủy ngân.
Chế biến đúng cách
- Sơ chế sạch: Trước khi chế biến cần rửa sạch cá, dùng nước muối loãng để loại bỏ mùi tanh, sau đó rửa sạch lại với nước
- Phương pháp nấu: Nên áp dụng các phương pháp nấu lành mạnh như hấp, nướng hoặc xào thay vì chiên ngập dầu. Nên kết hợp cùng rau xanh.
Lưu ý khi bị dị ứng
Những người có tiền sử dị ứng hải sản nên cẩn trọng khi tiêu thụ mỡ cá và nên thử một lượng nhỏ trước để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Bên cạnh đó, nếu người thân bị dị ứng thì bạn cũng có nguy cơ cao bị dị ứng, nên cần lưu ý.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn có thể tận hưởng lợi ích sức khỏe từ mỡ cá một cách an toàn và hiệu quả.