Những điều cần biết khi ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp
1. Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp
Điện toán đám mây được sử dụng như một mô hình công nghệ có tính ứng dụng cao và ngày càng được nhiều người dùng/doanh nghiệp ưa chuộng. Dưới đây là các ứng dụng nổi bật nhất của điện toán đám mây không thể bỏ qua:
1.1. Làm cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp
Ứng dụng đầu tiên không thể bỏ qua của Cloud Computing là khả năng làm cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp. Hình thức này sẽ cung cấp một không gian rộng lớn với khả năng hoạt động mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp/cá nhân có thể lưu trữ mọi dữ liệu theo nhu cầu.
Bên cạnh đó, bên cung cấp dịch vụ Cloud thường hỗ trợ bảo trì, vận hành hệ thống một cách trơn tru và có khả năng mở rộng linh hoạt cho doanh nghiệp khi cần. Người dùng chỉ cần chỉnh sửa dữ liệu thật chính xác và upload lên tài khoản của mình là được.
Sau khi đăng ký tài khoản và mua không gian lưu trữ theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể thoải mái lưu dữ liệu. Trường hợp trong quá trình sử dụng không đủ dung lượng, doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký mở rộng không gian lưu trữ mà không cần mua thêm máy móc hay thuê đội ngũ quản lý.
1.2. Ứng dụng trong lưu trữ website
Đây là ứng dụng rất cần thiết với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là với những doanh nghiệp đang đẩy mạnh kinh doanh trên internet. Khi ứng dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể cập nhật, lưu trữ website một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Trong khi đó, bạn chỉ cần chi trả phí theo mức mình sử dụng mà không quá tốn kém.
Ví dụ, doanh nghiệp bạn đang phát triển một website chuyên bán quần áo, thường xuyên phải cập nhật mẫu mã mới và thông tin, giá cả sản phẩm. Điện toán đám mây có thể giúp bạn lưu trữ các thông tin này và cho phép truy cập mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải chuẩn bị thiết bị vật lý có dung lượng lớn để lưu trữ.
1.3. Ứng dụng trong quản lý dữ liệu
Tuy không thể giúp thu gọn kích thước của dữ liệu nhưng Cloud Computing rất hữu ích trong việc quản lý và lưu trữ dữ liệu. Bạn có thể tự sắp xếp dữ liệu cần lưu theo ý muốn và tự quản lý theo nhu cầu.
Có thể hiểu đơn giản rằng, khi bạn tải dữ liệu lên đám mây, dữ liệu này vẫn sẽ được giữ nguyên kích thước và định dạng. Các tệp dữ liệu sẽ do bạn tự sắp xếp theo ý muốn để quản lý một cách dễ dàng. Thông qua đó, bạn sẽ biết được dữ liệu của mình đang quản lý là bao nhiêu, gồm những gì và lưu trữ thế nào.
1.4. Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu
Đây là ứng dụng cơ bản và nổi bật nhất của điện toán đám mây. Người dùng có thể upload dữ liệu để lưu trữ và chia sẻ với những người xung quanh theo ý muốn một cách dễ dàng và tiện lợi.
Ví dụ như khi bạn tải dữ liệu lên một nền tảng đám mây là Google Drive, bạn vừa có thể lưu trữ nó, vừa dễ dàng chia sẻ với người khác bằng cách cấp quyền truy cập phù hợp. Người dùng khác không cần phải tải về hay đến tận nơi để xem mà chỉ cần có một thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính và kết nối internet là có thể thoải mái xem những dữ liệu được bạn chia sẻ dù ở bất cứ đâu.
2. Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để ứng dụng điện toán đám mây
So với hình thức lưu trữ tại chỗ truyền thống, điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp/người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí để tối ưu hiệu quả vận hành. Điển hình, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được chi phí đầu tư các phần cứng đắt tiền, chi phí nâng cấp phần mềm, nhân viên, điện năng,… Từ đó giúp tối ưu được chi phí vận hành, doanh nghiệp có thể đầu tư cho các hạng mục khác để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Hiện nay, chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để sử dụng điện toán đám mây một tháng trung bình vào khoảng vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng tùy theo gói sử dụng. Chi phí này đã bao gồm các phí cho phần cứng, RAM, IP, băng thông, CPU, dung lượng lưu trữ. Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp gói của mình để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ví dụ, hiện tại VNPT đang cho thuê máy chủ ảo với mức giá chỉ từ 300.000đ/tháng, đã bao gồm ổ cứng, dung lượng, vCPU, Ram, IP Public và băng thông. Các gói cao hơn có mức giá từ 1.199.000 – 10.000.000đ và lưu lượng, tốc độ đi kèm cũng tăng lên tương xứng. Trong khi đó, khi thuê máy chủ vật lý giá thấp nhất hiện tại cũng khoảng từ 2.000.000đ trở lên nhưng chưa bao gồm chi phí chỗ đặt máy và các hạ tầng liên quan.
Như vậy, có thể thấy chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra khi ứng dụng điện toán đám mây là không cao. Chính điều này đã khiến điện toán đám mây trở thành xu hướng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và được nhiều người dùng ưa chuộng.
3. Các bước để ứng dụng thành công điện toán đám mây
Để ứng dụng thành công điện toán đám mây, cần qua các bước sau:
3.1. Thiết lập đội ngũ di chuyển dữ liệu chuyên nghiệp
Trước khi bắt đầu, doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên nghiệp để di chuyển dữ liệu. Đội ngũ này sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch và hoàn tất mọi yếu tố để di chuyển dữ liệu, bao gồm việc tái cấu trúc dữ liệu, thiết kế chiến lược di chuyển, xác định các yêu cầu và giải pháp sử dụng đám mây,… đảm bảo quá trình di chuyển dữ liệu nhanh chóng và thuận lợi.
3.2. Chọn mức độ tích hợp của đám mây
Trước khi di chuyển dữ liệu sang đám mây, người dùng cần xác định mức độ tích hợp của đám mây thế nào. Hiện có 2 mức độ là tích hợp dữ liệu hoặc tích hợp ứng dụng:
- Tích hợp dữ liệu: Là sự đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau. Dữ liệu sẽ được xử lý hoặc chuyển đổi trong quá trình di chuyển.
- Tích hợp ứng dụng: Là hình thức kết nối các ứng dụng và sắp xếp chúng theo mức độ tương quan của từng ứng dụng.
2.3. Chọn nhà cung cấp đám mây
Dựa trên nhu cầu di chuyển dữ liệu của mình, doanh nghiệp cần xác định rõ mình muốn hợp tác với 1 hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Nên hợp tác với nhà cung cấp nào là tốt nhất.
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, để lựa chọn được nhà cung cấp tốt, doanh nghiệp cần dựa trên một số tiêu chí như: Khả năng bảo mật, các dịch vụ Cloud server, khả năng mở rộng dịch vụ, khả năng hỗ trợ từ nhà cung cấp,… Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng thông tin về các nhà cung cấp trước khi tiến hành đàm phán và hợp tác để đảm bảo mang đến hiệu quả cao khi làm việc.
2.4. Thiết lập KPI cho đám mây
Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả của việc di chuyển và quản lý dữ liệu trên đám mây. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể xác định được thời điểm di chuyển thành công và hiệu quả của việc di chuyển này thế nào với doanh nghiệp.
2.5. Kế hoạch sắp xếp dữ liệu trước khi di chuyển lên Cloud
Việc di chuyển dữ liệu, đặc biệt là khối lượng lớn thường rất phức tạp. Vì thế, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ được công việc của từng cá nhân/nhóm thế nào, thời gian hoàn thành, lượng dữ liệu cần di chuyển,…
Đồng thời, trong số các dữ liệu cần di chuyển lên đám mây, bạn cần đánh giá thứ tự di chuyển thế nào là phù hợp. Dữ liệu nào cần thực hiện di chuyển gấp phải được thực hiện trước trong kế hoạch. Điều này giúp đảm bảo bạn có thể di chuyển nhanh chóng các dữ liệu quan trọng, cần thiết để phục vụ cho công việc.
2.6. Tái cấu trúc dữ liệu nếu cần
Doanh nghiệp có thể thực hiện tái cấu trúc bất kỳ dữ liệu nào sao cho phù hợp với việc di chuyển và hoạt động trên đám mây. Điều này sẽ đảm bảo dữ liệu có thể hoạt động hiệu quả nhất, nâng cao hiệu suất làm việc lên tối đa.
2.7. Sắp xếp dữ liệu sau khi di chuyển lên Cloud
Ở bước này, người dùng cần thực hiện di chuyển dữ liệu lên Cloud sau khi đã có kế hoạch cụ thể. Quá trình di chuyển dữ liệu phải đảm bảo di chuyển đủ, đúng và sắp xếp phù hợp như kế hoạch đã đề ra.
Sau khi hoàn tất việc di chuyển dữ liệu, tài nguyên, doanh nghiệp cần kiểm tra và tối ưu hóa dữ liệu, phân bổ tài nguyên một cách phù hợp. Điều này sẽ giúp việc quản lý và sử dụng tài nguyên đám mây đạt hiệu quả cao nhất.