Lợi Ích Của Đậu Bắp Đối Với Sức Khỏe
Đậu bắp có nhiều dưỡng chất và mang đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp
Đậu bắp là một thực phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ, hay còn được biết đến với tên gọi mướp tây. Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt nó không có chất béo. Trái đậu bắp có nhiều hạt bên trong nhưng mềm và có thể ăn, quả có hình dáng dài và dạng nang. Trong 100g đậu bắp có những dưỡng chất nổi bật như:
- Năng lượng: 33 calo
- Chất xơ: 2,5g - đáp ứng 10% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin A: 283mg - đáp ứng 6% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin B1: 0,1 mg - đáp ứng 9% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin B3: 0,9 mg - đáp ứng 4% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin B6: 0,2 mg - đáp ứng 9% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin B9: 46 mg - đáp ứng 11% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin C: 16,3 mg - đáp ứng 27% nhu cầu mỗi ngày
- Vitamin K: 40 mg - đáp ứng 50% nhu cầu mỗi ngày
- Magie: 36 mg - đáp ứng 9% nhu cầu mỗi ngày
- Mangan: 0,3 mg - đáp ứng 15% nhu cầu mỗi ngày...
Lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe
Đậu bắp là một thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
Giúp giảm cân
Chất xơ cao và calo thấp trong đậu bắp giúp nó trở thành một thực phẩm có ích trong việc giảm cân. Khi ăn đậu bắp bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, hạn chế thèm ăn, kiếm soát lượng calo nạp vào cơ thể hiệu quả hơn, từ đó giúp bạn giảm cân.
Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp việc ăn đậu bắp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thường xuyên thể thao, như vậy không chỉ giảm cân nhanh chóng mà còn giúp nâng cao sức khỏe.
Có lợi cho sức khỏe của tim mạch
Chất nhầy trong đậu bắp liên kết với cholesterol trong hoạt động tiêu hóa, giúp loại bỏ cholesterol xấu và bảo vệ tim mạch.
Làm đẹp da
Vitamin C và chất xơ hòa tan trong đậu bắp giúp da khỏe mạnh, làm trắng và giúp da mịn màng. Caroten trong thực phẩm này cũng giúp bảo vệ da và giảm tác động của gốc tự do. Nhờ vậy mà bạn có một làn da tươi trẻ và tươi tắn.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Đậu bắp chứa pectin và mucin, giúp quá trình hấp thu đường trong cơ thể diễn ra một cách từ từ, giảm nhu cầu insulin, và cải thiện mỡ máu. Ngoài ra, thành phần này còn hạn chế cơ thể hấp thu cholesterol.
Carotenoid trong đậu bắp giúp cân bằng đường huyết, chất này cũng giúp ổn định việc bài tiết và chức năng của insulin là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích đồ ngọt hoặc đang quản lý tiểu đường.
Cung cấp canxi
Đậu bắp là nguồn canxi hữu cơ dễ hấp thu, giúp xương chắc khỏe. Do đó, bạn ăn đậu bắp cũng là cách bổ sung canxi một cách tự nhiên.
Cải thiện tiêu hóa
Với các chất như pectin và galactan, đậu bắp giúp cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và loét dạ dày, bảo vệ sức khỏe đường ruột lẫn dạ dày. Mucin trong đậu bắp còn giúp bảo vệ dạ dày và kích thích tiết dịch vị, tăng cảm giác ngon miệng.
Vậy nên, đây là một thực phẩm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và bạn có thể thêm nó vào thực đơn hàng ngày.
Có lợi cho bà bầu
Folate hay còn gọi là vitamin B9 có trong đậu bắp, đây là thành phần thiết yếu cho phụ nữ mang thai, nó có thể giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi và hỗ trợ phát triển não và cột sống.
Mà trong 100g đậu bắp chứa khoảng 46 mg vitamin B9 - đáp ứng 11% nhu cầu mỗi ngày.
Khi ăn đậu bắp cần lưu ý
Đậu bắp rất tốt và có nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên ăn nó với lượng vừa phải, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, một số lưu ý khi ăn đậu bắp như:
- Bạn nên dùng đầu bắp tươi, non, không bị hư hỏng và là thực phẩm sạch
- Để giữ được hương vị và dưỡng chất có trong đậu bắp bạn nên luộc vừa phải, không được nấu hay luộc quá chín, loại đậu này nhanh chín nên bạn chỉ cần nấu 3- 5 phút là được
- Những người không nên ăn đậu bắp như có hệ tiêu hóa kém, dễ đau bụng, bị rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích hay thể trạng yếu...