.jpg)
Mắm Cá Linh – Đặc Sản Mùa Nước Nổi
Mắm cá linh đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tây Nam Bộ đã làm nao nức lòng của bao du khách đã ghé thăm nơi đây. Hôm nay bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về món ăn đậm đà này.
Cá linh kho báu trong mùa nước nổi
Cá linh nguyên liệu chính có trong mắm cá linh gắn liền với những mùa nước nổi một hiện tượng đặc trưng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Như câu nói “Sống chung với lũ” trong những khó khăn đó người ta vẫn tìm được những sản vật quý giá từ đó chế biến được những món ăn nổi tiếng mang ba chữ Tây Nam Bộ lan rộng khắp cả nước.
Mắm cá linh đặc sản chứ danh Tây Nam Bộ
Mắm cá linh món ăn được chế biến bằng những con cá linh tự nhiên thường sinh sống ở khu vực Tây Nam Bộ. Với sản lượng cao do mùa nước nổi hằng năm cá linh là nguồn nguyên liệu chính trong nhiều món ăn của người dân đại phương nhưng trong đó món ăn đã đem thương hiệu và giá trị của món ăn vang xa đó là món mắm cá linh bởi hương vị đậm đà và độc đáo của minh đã chinh phục được rất nhiều du khách trong nước lẫn ngoài nước.
Quy trình sản xuất mắm cá linh
Sơ chế cá
- Rửa sạch cá nhiều lần với nước.
- Ngâm với nước muối pha chanh hoặc giấm 10 phút để khử tanh.
- Rửa lại, để ráo và dùng.
Lên men cá
- Xếp cá vào hũ: Cá được xếp vào các hũ, chum hoặc khạp đất, rồi đậy kín. Trong quá trình lên men, cá sẽ tự thẩm thấu muối và tạo ra nước mắm. Thời gian ướp có thể kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào loại cá và thời tiết.
- Thêm thính và đường: Sau khi ủ khoảng 3 tháng, cá sẽ tiết ra nước mắm từ quá trình lên men tự nhiên. Lúc này, người làm mắm sẽ mở nắp và kiểm tra độ mềm của cá. Nếu cá đã bắt đầu mềm, họ sẽ tiến hành thêm thính (bột gạo rang hoặc bột bắp rang) để hỗ trợ quá trình lên men và giúp tạo màu đẹp cho mắm.
- Đường thốt nốt hoặc đường cát trắng sẽ được thêm vào để cân bằng độ mặn của mắm và tạo vị ngọt đặc trưng. Đường giúp mắm có mùi thơm dịu, vị ngọt thanh và giữ được lâu hơn mà không cần đến các chất bảo quản khác.
Quá trình ủ mắm
- Hũ mắm sau khi thêm thính và đường sẽ tiếp tục được đậy kín và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng, bởi nếu quá nóng, mắm có thể lên men nhanh quá mức, dẫn đến hư hỏng. Nhiệt độ lý tưởng để ủ mắm thường từ 25°C đến 30°C.
- Quá trình ủ này kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào loại cá và điều kiện thời tiết. Trong thời gian này, các enzym tự nhiên trong cá và muối sẽ phân giải các protein trong thịt cá thành các hợp chất amin, tạo nên hương vị đậm đà cho mắm.
Chăm sóc hủ mắm
- Kiểm tra thường xuyên: Trong quá trình ủ, người làm mắm cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo mắm lên men đều và không bị hư hỏng. Họ có thể mở nắp hũ để quan sát màu sắc và mùi hương của mắm. Mắm tốt sẽ có mùi thơm đặc trưng, không bị khét hay chua.
- Khuấy đều: Để đảm bảo cá trong hũ được lên men đồng đều, người làm mắm sẽ khuấy nhẹ nhàng hoặc đảo đều cá và thính trong hũ. Việc khuấy mắm cũng giúp thoát khí và ngăn ngừa hiện tượng bọt nổi trên bề mặt mắm, vốn là dấu hiệu của quá trình lên men không đều hoặc bị vi khuẩn xâm nhập.
Bạn nên chọn mua mắm cá linh ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại sản phẩm mắm cá linh chất lượng thì sao bạn không dùng thử đặc sản mắm cá linh Giồng Riềng của Tám Dô đang được bày bán tại OCOP Kiên An với độ uy tín và chất lượng bạn sẽ không cần phải lo lắng những sản phẩm kém chất lượng.