Người Bị Bệnh Tiểu Đường Ăn Bắp Ngô - Nên Hay Không Nên?
Bắp ngô giàu dưỡng chất, tuy nhiên người bị tiểu đường ăn bắp có lợi ích gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Tiểu đường ăn bắp ngô được không?
Bắp ngô giàu dinh dưỡng và khoáng chất, đây là một thực phẩm lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, do chứa nhiều tinh bột và có chỉ số đường huyết khá cao (GI = 69, trong thang điểm 100), nên bắp ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.
Đối với người bị tiểu đường, đều quan trọng nhất là phải ổn định lượng đường huyết. Nếu ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI cao, cùng với việc ăn quá nhiều có thể gây ra nhiều biến chứng như mù lòa, suy thận hoặc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, bắp ngô vẫn mang lại nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường, nếu bạn biết cách sử dụng, ăn đúng liều lượng, kiểm soát đường huyết chặt chẽ, thì bắp ngô không chỉ không làm tăng đường huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ăn bắp ngô khi bị tiểu đường và cách kiểm soát khẩu phần ăn một cách hợp lý!
Tác dụng của bắp ngô đối với bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có thể nhận được nhiều lợi ích khi ăn bắp ngô, nhưng điều quan trọng là người bệnh phải ăn đúng cách, ăn vừa phải, để đường huyết ổn định.
Giàu chất dinh dưỡng
Bắp ngô là một nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin B6, magie, natri, choline, kẽm, phốt pho, selen và nhiều dưỡng chất khác. Đặc biệt, bắp ngô còn được xếp vào nhóm ngũ cốc nguyên hạt, rất tốt cho sức khỏe.
Bảo vệ sức khỏe mắt
Bắp ngô còn chứa nhiều hàm lượng carotenoid và folate. Tronng đó nổi bật là lutein và zeaxanthin, những chất này rất quan trọng, giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe của dôi mắt. Nhờ vậy mà, người bị bệnh tiểu đường tiêu thụ bắp ngô cũng có lợi cho thị lực, đồng thời giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Cung cấp các chất chống oxy hóa
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong bắp ngô dồi dào, đặc biệt lượng chất chống oxy hóa này so với các loại ngũ cốc khác thì cao hơn nhiều, ăn bắp ngô giúp chống lại các gốc tự do.
Cải thiện tiêu hóa
Bắp ngô còn bổ sung lượng chất xơ cao, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện tiêu hóa và giúp hạn chế việc cơ thể hấp thu cholesterol. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu cho biết, bắp ngô cũng tương tự các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, khi ăn nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế thèm ăn, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Đây là một thực phẩm tuyệt vời cho những người bị béo phì và thừa cân.
Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường cần một cách hợp lý, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, không gây tăng đường huyết.
Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu bắp ngô
Người bị tiểu đường cần một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và các loại thực phẩm như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, củ, đậu, sữa chua...
Bắp ngô là một nguồn thực phẩm tuyệt vời, giúp bù đắp năng lượng, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời ít chất béo và natri. Để hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ bắp ngô mà không nạp quá nhiều carbohydrate, bạn nên theo dõi lượng ngô tiêu thụ một cách chặt chẽ theo từng gram.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ cho biết, bạn có thể nạp tới 15g carbohydrate khi tiêu thụ khoảng 1/2 chén ngô nấu chín hoặc luộc chín. Lượng carbohydrate đối với người bị bệnh tiểu đường thường dao động từ 45 - 60g/ bữa chính và 15-30g cho bữa nhẹ. Khi cần bằng lượng carbohydrate sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Mặc dù bắp ngô chứa nhiều carbohydrate, nhưng người tiểu đường không cần phải loại bỏ hoàn toàn bắp ngô khỏi chế độ ăn uống của mình. Có thể ăn khoảng 1/2 chén bắp ngô, điều quan trọng là cân bằng lượng carb, đường... trong bữa ăn để không làm tăng đường huyết.
Cách người tiểu đường ăn bắp ngô an toàn
Người bị tiểu đường vẫn có thể thưởng thức bắp ngô, nhưng cần chú ý một số điều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
Chọn ngô tươi chất lượng
Hãy chọn ngô tươi, nếu bạn mua ngô tươi chế biến sẵn thì mua các loại không chứa thêm đường, gia vị hoặc chất bảo quản. Tránh các loại ngô đóng lon hoặc ngô đã qua chế biến sẵn những loại này thường có nhiều gia vị và không có lợi cho người bị tiểu đường.
Chế biến đơn giản
Nên ăn ngô luộc hoặc hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Tránh các món ngô chiên hoặc nướng với nhiều dầu mỡ hay các thành phần như đường, muối, phô mai...
Kiểm soát khẩu phần
Bạn chỉ nên ăn tối đa khoảng 1/2 chén ngô nấu chín hoặc luộc. Người tiểu đường nên giới hạn lượng carbohydrate mỗi bữa ăn từ 45 đến 60 gam. Khi bạn đã ăn bắp ngô thì cần cắt giảm các thực phẩm giàu carbohydrate khác, điều này tránh việc bạn nạp quá lượng carbohydrate.
Kết hợp với thực phẩm khác
Ăn ngô cùng với rau xanh, trái cây và sữa ít béo, đa dạng thực đơn ăn uống để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và không làm tăng đường huyết đột ngột.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước khi ăn ngô giúp tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Thời điểm ăn bắp ngô
Ăn bắp vào buổi tối có thể khiến cơ thể khó tiêu hóa và dễ tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Nên ăn bắp vào bữa sáng hoặc trưa để cơ thể có thời gian tiêu hóa và sử dụng năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn bắp ngô quá nhiều, quá thường xuyên.
Theo dõi đường huyết
Luôn kiểm tra mức đường huyết sau khi ăn ngô để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.
Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này, người bị tiểu đường có thể thưởng thức bắp ngô một cách an toàn và lành mạnh.