Ăn Cơm Gạo Lứt Có Tác Dụng Gì? Ăn Gạo Lứt Hằng Ngày Có Tốt Không?
Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người sử dụng. Vậy ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì? Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không? Hãy đọc bài viết của META.vn để được giải đáp những thắc mắc này bạn nhé!
Nội dung
Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì?
- Gạo lứt là gì?
- Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
- Tác dụng của cơm gạo lứt
Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không?
Những điều cần lưu ý khi ăn gạo lứt
Tác dụng của cơm gạo lứt
Từ những thông tin về thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì?
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, rất thích hợp cho những người vừa ốm dậy.
- Giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch.
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, hấp thụ kém.
- Ổn định đường huyết trong cơ thể, giúp hỗ trợ phòng và điều trị các biến chứng bệnh tiểu đường.
- Cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa xương.
- Làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng.
- Cải thiện chức năng gan, giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
- Gạo lứt giúp giảm cân hiệu quả
>>> Xem thêm: Cách làm nước gạo lứt rang giảm cân
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
So với các loại gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn mỗi ngày, gạo lứt được đánh giá là giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Mời bạn tham khảo thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt (tính cho 100g gạo lứt) dưới đây:
- Năng lượng: 370kcal
- Carbohydrate: 77,24g (trong đó có đường 0,85g, chất xơ 3,5g)
- Chất béo: 2,92g
- Chất đạm: 7,94g
- Vitamin: Vitamin B1(0,401mg), vitamin B2 (0,093mg), vitamin B3 (5,091mg), vitamin B5 (1,493mg), vitamin B6 (0,509mg), vitamin B9 (20μg)
- Khoáng chất: Canxi(23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), mangan (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
- Nước: 10,37g
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt (còn được gọi là gạo rằn, gạo lật) là loại gạo mà khi xay người ta chỉ bỏ phần vỏ trấu, còn lớp cám thì giữ nguyên. Do sự khác biệt về phương ngôn nên đôi khi bạn có thể thấy người ta viết “gạo lứt” thành “gạo lức”. Cụ thể, ở miền Nam, “lứt” và “lức” đồng âm (cách đọc giống nhau) nên “gạo lứt” còn được viết là “gạo lức”. Còn ở miền Bắc, “lứt” và “lức” có cách đọc khác nhau, không thể thay thế cho nhau.
Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì?
Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không?
Sau khi biết về những công dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe, chắc hẳn không ít người sẽ ăn gạo lứt thường xuyên hơn. Vậy ăn gạo lứt nhiều có tốt không? Trên thực tế, bạn có thể ăn gạo lứt hàng ngày nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 150 – 200g gạo lứt. Bởi vì nếu ăn quá nhiều gạo lứt sẽ làm phản tác dụng, nhất là khi người dùng mua phải gạo lứt kém chất lượng. Ngoài ra, hạt gạo lứt khá cứng, nếu người ăn không nhai kỹ còn có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
>> Xem thêm: Bật mí 6 cách bảo quản gạo được lâu không bị mốc hay mối mọt
Những điều cần lưu ý khi ăn gạo lứt
Để thu được hiệu quả tối ưu từ việc sử dụng gạo lứt, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:
- Chỉ mua gạo lứt ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải gạo lứt kém chất lượng, bị ngâm tẩm hóa chất.
- Trước khi nấu, bạn có thể ngâm gạo lứt và phải vo sạch. Tuy nhiên, để không làm mất chất dinh dưỡng, bạn không nên ngâm gạo quá lâu hoặc vo gạo quá kỹ.
- Khi ăn gạo lứt cần phải nhai thật kỹ.
- Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bị bệnh thận mãn tính… nên hạn chế ăn gạo lứt.
- Mặc dù sở hữu thành phần dinh dưỡng dồi dào nhưng gạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng và các nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ, trái cây…