Gợi ý cách ngâm gừng đúng cách
Gừng thường được ngâm cùng rượu, mật ong,...hoặc dùng gừng làm trà hay nguyên liệu nấu nướng.
Giá trị dinh dưỡng của gừng
Gừng có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g gừng có chứa những chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Năng lượng: 74 calo
- Protein: 2,6g
- Chất xơ: 4,9g
- Chất béo: 0,1g
- Nước: 79g
- Axit folic: 13 ug
- Vitamin B1: 0,16mg
- Vitamin B2: 0,22mg
- Vitamin B3: 0,4mg
- Vitamin B6: 0,25mg
- Vitamin C: 44mg
- Sắt: 1,16mg
- Tinh bột: 17,23g
- Canxi: 45mg
- Phốt pho: 100mg
- Kali: 556mg
- Kẽm: 0,39mg
- Natri: 40mg
- Magie: 23mg
- Chất sinh hóa như beta-phellendrane, curcumene, gingerol, camphene,…
Cách ngâm gừng hiệu quả và đúng cách
Gừng ngâm cùng mật ong có thể trị ho, ngâm với rượu có thể dùng để xoa bóp...
Gừng ngâm dấm
Nguyên liệu:
- 1/2 kg gừng già tươi
- Giấm táo
- 1 hũ thủy tinh
Cách làm:
- Gừng mang đi rửa sạch bủi bẩn và đất, để nguyên phần vỏ, cắt lát mỏng
- Pha một chậu nước muối và ngâm gừng 15 phút, sau đó vớt để ráo nước
- Cho gừng vào hũ, đổ giấm táo vào ( đổ ngập hết phần gừng)
- Đậy nắp kín và mang đi bảo quản 1 tuần nơi khô ráo và thoáng mát
Khi ngâm xong bạn cũng chỉ ăn 1-3 lát/ ngày, có thể ăn kèm trong bữa ăn, không được ăn lúc đói. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng quá nhiều và dùng trong thời gian dài.
Gừng ngâm giấm chua ngọt
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 340g
- 21g đường cát
- 120ml giấm gạo
- 1.5 thìa muối
- 240ml nước lọc
- 1 củ cải đỏ
Cách làm:
- Gừng mang đi gọt sạch vỏ ngoài, sau đó rửa sạch và cắt gừng thành lát mỏng
- Củ cải đỏ rửa sạch, cắt lát mỏng khoảng 3mm
- Cho gừng và củ cải vào tô sạch ướp với muối khoảng 30 phút
- Cho nước lọc, đường và giấm vào nồi, bật bếp đun sôi, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp
- Cho gừng và củ cải vào hũ thủy tinh, lấy 1 cái phiễu đổ phần nước đường vừa nấu vào hũ , nước phải ngập gừng và củ cải và từ mặt nước lên miệng hũ cần có khoảng không gian cho nên bạn nên dùng hũ thủy tinh lớn một chút
- Dùng tay lắc nhẹ để loại bỏ bọt khí, đậy nắp kín
- Cho hũ vào ngăn mát bảo quản, ngâm ít nhất 2 ngày trước khi mỡ hũ và thưởng thức.
Gừng ngâm nghệ và rượu
Nguyên liệu:
- 1 kg gừng già
- 1kg củ nghệ
- 3- 5 lít rượu gạo
Cách làm:
- Nghệ và gừng mang đi phơi nắng khoảng 30 phút, sau đó mang đi rửa sạch, dùng bao tay thực phẩm đeo vào tay sau đó dùng dao gọt sạch phần vỏ của gừng và nghệ. Bạn cũng có thể rửa thật sạch và không cần gọt bỏ phần vỏ
- Cắt gừng và nghệ thành lát mỏng, sau đó giã nhuyễn
- Cho gừng và nghệ vào hũ thủy tinh, đổ rượu vào ( phần rượu phải ngập gừng và nghệ khoảng 3 đến 5cm)
- Đậy nắp kín và mang bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát hoặc hạ thổ 3 tháng 10 ngày tùy ý
- Sau đó có thể mang lên sử dụng như massage, xoa bóp.
Gừng ngâm mật ong
Nguyên liệu:
- 4 củ gừng già lớn
- 500ml mật ong nguyên chất - có thể tăng giảm tùy số lượng gừng, vì bạn cần đổ ngập hết chỗ gừng chuẩn bị
- 1 hũ thủy tinh có nắp đậy kín sạch
Cách làm:
- Những củ gừng tươi mang đi rửa thật sạch, để nguyên vỏ, sau đó băm nhỏ
- Cho toàn bộ phần gừng vào hũ thủy tinh, sau đó cho mật ong vào, đổ ngập phần gừng
- Đậy kín hũ, sau đó bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
- Sau 1 tuần có thể mang ra sử dụng.
Gừng ngâm mật ong chanh
Gừng ngâm mật ong chanh hỗ trợ giảm cân, cách ngâm thì khá đơn giản.
Nguyên liệu:
- 200g gừng già
- 3 thìa mật ong nguyên chất
- 1/2 trái chanh
Cách làm:
- Gừng mang đi gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cắt lát mỏng
- Cho 3 chén nước vào nồi và đun sôi, sau đó cho mật ong và gừng vào, đun sôi 3- 5 phút thì tắt bếp
- Khi nước nguội thì vắt 1/2 trái chanh vào, sau đó vớt bỏ phần bã
- Cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Khi nào dùng thì mang ra pha cùng nước uống.
Đối tượng không nên sử dụng nhiều gừng
Gừng phải được sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp mới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không hẳn ai cũng dùng được gừng. Theo phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, gừng có tính nhiệt, tuy là gia vị tốt nhưng không được dùng quá nhiều, khi lạm dụng gừng có thể gây nhiệt trong người, khô miệng, khát nước...
Theo một số lương y, nếu sử dụng quá 5g gừng/ngày có thể chảy nước mắt sống, gây toét mắt.
Dưới đây là những đối tượng không nên dùng gừng:
- Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người huyết áp cao, bệnh tim
- Người hay bị nhiệt miệng, có địa nóng
- Người bị táo bón
- Người bị sốt cao
- Người bị say nắng
- Phụ nữ mang thai
- Người bị gan, trĩ, xuất huyết
- Người đang sử dụng thuốc...
Tóm lại, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng.
Lời kết
Trên đây là một số cách ngâm gừng bạn có thể tham khảo.