Top 8 Lợi Ích Của Cá Chép Đối Với Sức Khỏe
Cá chép là một loại cá giàu dinh dưỡng, là cá nước ngọt có lợi cho sức khỏe, lại có giá thành phải chăng.
Tìm hiểu về cá chép
Cá chép là gì?
Cá chép là một loài cá nước ngọt phổ biến trên các quốc gia trên thế giới, với tên khoa học là Cyprinus Carpio. Cá chép xuất xứ từ châu Âu và châu Á, cá chép có tuổi thọ cao, có thể sống tới 47 năm, đạt chiều dài 1.2m và nặng khoảng 37.3kg.
Loài cá này ưa thích môi trường nước chảy chậm, khu vực có nhiều thực vật mềm như rong và rêu. Cá chép thường sống thành bầy, phát triển tốt trong nước ngọt hoặc nước lợ, cá chép có hương vị ngon nên được nhiều người yêu thích, nó có thể chế biến nhiều món ăn ngon như cá chép kho, lẩu cá chép...
Giá trị dinh dưỡng của cá chép tươi
Cá chép tươi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Trong 100g cá chép tươi có những dưỡng chất như:
- Năng lượng 162 calo
- Chất đạm ( protein) 22.9g
- Chất béo ( lipid) 7.2g
- Vitamin B3 11%
- Vitamin B12 25%
- Vitamin C 3%
- Cholesterol 84mg
- Magie 10%
- Chất béo bão hòa 1.4g
- Natri 62mg
- Kẽm 13%...
Giá trị dinh dưỡng của cá chép phi lê
Cá chép sau khi làm sạch vảy, nội tạng, rửa sạch và mang đi phi lê. Một miếng cá chép phi lê có những dưỡng chất như:
- Năng lượng 275 calo
- Chất đạm ( protein) 38.9g
- Chất béo ( lipid) 12.2g
- Vitamin B1 16%
- Vitamin B6 19%
- Vitamin B12 42%
- Cholesterol 142.8g
- Chất béo bão hòa 2.4g
- Canxi 9%
- Kali 725.9mg
- Natri 107.1mg
- Phốt pho 90%
- Sắt 9%...
Top 8 lợi ích của cá chép đối với sức khỏe
Cá chép không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích của cá chép đối với sức khỏe, bao gồm:
Tác dụng chống viêm
Ăn cá mỗi tuần là lời khuyên của bác sĩ dành cho những người hay bị đau khớp, vấn đề này làm người bệnh khó chịu, đau nhức mệt mỏi.
Thường xuyên bổ sung cá chép với liều lượng vừa phải có thể giúp bổ sung nguồn chất béo omega 3 cho cơ thể, mà chất béo này có khả năng chống viêm khớp, mà có sự liên quan giữa cholesterol HDL với giảm nguy cơ bị viêm khớp. Việc tiêu thụ cá giúp giảm cholesterol LDL, đồng thời tăng cholesterol HDL.
Hạn chế bị bệnh viêm đường hô hấp
Theo y học cổ truyền, cá chép chứa giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng giúp giảm tình trạng ho và ngăn ngừa viêm đường hô hấp.
Loại cá này có lợi cho hệ hô hấp, nên những ai bị các vấn để về đường hô hấp, viêm phế quản,... có thể thêm cá chép vào thực đơn của mình. Khả năng chống viêm cùng nhiều dưỡng chất cũng giúp giảm viêm đường hô hấp, từ đó giúp bạn nhanh lành hơn.
Cải thiện sức đề kháng
Cá chép giàu kẽm, một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp củng cố cường đề kháng. Nên việc ăn cá chép rất có lợi cho sức khỏe, bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình.
Điều hòa nội tiết
Cá chép giàu chất chống oxy hóa, giúp cân bằng nội tiết tố và giảm mệt mỏi, cáu gắt do rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, vitamin B còn hỗ trợ trao đổi chất và điều hòa nội tiết tố.
Hỗ trợ xương và răng chắc khỏe
Cá chép cung cấp nhiều vi chất cần thiết cùng hàm lượng phốt pho và canxi dồi dào, giúp duy trì xương và răng chắc khỏe, giảm ngừa loãng xương ở người già cũng như tình trạng còi xương ở trẻ.
Việc tiêu thụ cá chép giúp xương và răng khỏe hơn.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cá chép chứa hàm lượng cao omega-3, giúp giảm cholesterol, giúp mạch máu giãn nở tốt hơn và giảm tỷ lệ gặp phải bệnh xơ vữa động mạch - đây là một yếu tố góp phần gây nên đột quỵ.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Các vitamin và khoáng chất trong cá chép giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp giảm các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón, và chướng bụng, từ đó giúp bảo vệ tiêu hóa hiệu quả hơn.
Hỗ trợ giấc ngủ
Cá chép chứa nhiều magie, thành phần này giúp thư giãn hệ thần kinh, nên những người khó ngủ, mất ngủ có thể ăn cá chép để cải thiện vấn đề này, ăn cá chép giúp chất lượng giấc ngủ của bạn tốt hơn, bạn ngủ ngon hơn.
Các bài thuốc từ cá chép hỗ trợ trị bệnh
Trong dân gian, cá chép được xem là một nguyên liệu quý với nhiều bài thuốc hiệu quả, đặc biệt bà bầu bị chán ăn, mệt mỏi và ốm nghén. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc sau:
Bài thuốc chữa nôn ói
Giai đoạn đầu thai kỳ nếu mẹ bầu bị nôn ói, thì có thể tham khảo bài thuốc này, nhưng như đã nói, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những phương pháp này.
Nguyên liệu:
- Cá chép tươi 250g
- Sa sâm 6g
- Gừng tươi 10g
Cách làm:
- Làm sạch cá chép, bỏ vảy và ruột, rửa sạch với muối, sau đó rửa lại sạch, để ráo
- Ướp cá với sa sâm và gừng tươi, sau đó hầm chín.
- Thưởng thức.
Bài thuốc an thai
Nguyên liệu:
- 500g cá chép (để cả vảy, bỏ ruột)
- Gạo nếp
- Vỏ quýt rửa sạch mang đi cắt sợi
- Gừng tươi
Cách làm:
- Rửa sạch cá chép, để ráo sau đó mang trộn đều với gạo nếp, vỏ quýt và gừng tươi
- Cho vào nồi nấu chín trong khoảng 30 phút
- Nấu chín xong thì chia nhỏ ăn 5-7 lần trong ngày để giúp an thai và bổ sung dinh dưỡng.
Bài thuốc kích sữa
Nguyên liệu:
- Vảy cá chép đã làm sạch
- 3-5g nước sạch
- Rượu nếp
Cách làm:
- Nghiền nhuyễn vảy cá chép, đun sôi với nước sạch
- Sau đó trộn với rượu nếp
- Uống trong ngày.