
Vì Sao Người Tăng Axit Uric Không Nên Ăn Đậu Phộng?
Đậu phộng (lạc) là một loại hạt giàu dinh dưỡng, nhưng nó lại chứa nhiều purin nên những người có axit uric cao thì cần tránh đậu phộng.
Vì sao người tăng axit uric không nên ăn đậu phộng?

Đậu phộng, hay còn được biết đến với tên gọi là lạc, là một loại thực phẩm có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Đậu phộng có hàm lượng cao chất béo lành mạnh, protein, chất xơ mà còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
Chất béo không bão hòa trong đậu phộng góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch, trong khi đó, đạm lại hỗ trợ phát triển và phục hồi cơ bắp, còn chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, đậu phộng còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol, resveratrol và axit p-coumaric, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh tật như tim mạch. Nhờ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cùng hương vị bùi béo, hấp dẫn, nên đậu phộng thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như đậu phộng luộc, đậu phộng hấp, canh đậu phộng nấu bí...
Tuy nhiên, những người đang bị cao axit uric cần tránh ăn đậu phộng. Vì đậu phộng chứa nhiều purine, có thể ảnh hưởng đến khả năng đào thải axit uric của cơ thể, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gout.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thường thức đậu phộng, thì chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 30-50g mỗi ngày (tương đương với một nắm tay nhỏ). Chọn đậu phộng nguyên hạt, chứa qua chế biến, tuy nhiên, mỗi người sẽ có mức độ khác nhau, nên việc bạn có phù hợp ăn đậu phộng không hay cần tránh xa hoàn toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Người cao axit uric còn cần tránh loại đậu nào?
Ngoài đậu phộng ra, người bị tăng axit uric cần tránh những thực phẩm sau:
Đậu đen

Đậu đen được đánh giá cao nhờ hàm lượng protein thực vật dồi dào, thường được dùng để chế biến các món chè, hay nấu nước uống... Do có một lượng purine đáng kể, nên đậu đen không dành cho người đang có vấn đề vè axit uric. Việc tiêu thụ đậu này quá nhiều sẽ làm cho axit uric trong cơ thể tăng lên. Những ai đang cần kiểm soát nồng độ axit uric thì nên cẩn thận, nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh khác có purin ít.
Đậu nành
Đậu nành và các món ăn đồ uống từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành... đều được rất nhiều người yêu thích. Nhưng đậu nành cũng chứa lượng purine không nhỏ, đặc biệt là tempeh hay đậu phụ. Khi bạn dùng nhiều, nó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Nên khi bạn bị axit uric cao, thì nên tránh dùng loại đậu này.
Đậu xanh

Được xem là thực phẩm lành mạnh, đậu xanh vẫn chứa một lượng purine nhất định. Với những người đang gặp vấn đề về axit uric và đang cần giảm các thực phẩm có nhiều purin thì cũng không nên dùng đậu xanh. Thay vào đó, có thể dùng các loại rau củ khác để thay thế.
Đậu lăng
Mặc dù đậu lăng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng nó cũng có hàm lượng purine cao. Nên người đang bị cao axit uric quả là không phù hợp để dùng nó. Để giảm tình trạng tích tụ axit uric, nên thay thế bằng các thực phẩm có hàm lượng purine thấp, để bảo vệ sức khỏe.
Đậu đỏ

Đậu đỏ có vị bùi bùi, thơm ngon, có thể nấu chè, nấu xôi, và nấu các món ăn bổ dưỡng, nó có nhiều chất xơ và đạm, đồng thời cũng chứa purine ở mức cao. Việc tiêu thụ không khoa học có thể dẫn đến tăng axit uric trong máu. Vì vậy, những người có nguy cơ hoặc đang điều trị bệnh gout thì không nên thêm đậu đỏ vào thực đơn.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan giàu đạm thực vật và chất xơ, tốt cho sức khỏe. Nhưng đây cũng là một trong những loại đậu có purin khá lớn - một hợp chất khi chuyển hóa sẽ tạo ra axit uric. Với những người có nguy cơ bị gout hoặc đang bị gout, thì không nên ăn đậu Hà Lan, vì nó có thể làm tăng axit uric trong máu, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Thế nên để hạn chế việc tăng axit uric không mong muốn bạn cũng cần loại bỏ loại đậu này ra khỏi thực đơn của mình.
Người axit uric cao nên ăn gì?
Ngoài cần tránh những loại đậu trên, người bị tăng axit uric cần tránh hải sản, nội tạng đông vật, thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều purin, đồ uống có cồn, thực phẩm có nhiều đường, carb tinh chế...
Vậy nên, người bị axit uric cao nên ăn những thực phẩm như:
Trà xanh

Trà xanh là một thức uống phổ biển, có thể giúp ức chế hình thành axit uric. Đây là một lựa chọn tuyệt vời phù hợp với hầu hết mọi người, và những ai đang muốn điều hòa nồng độ axit uric trong máu.
Rau xanh, củ quả
Các loại rau củ xanh như cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, rau lá xanh, kiwi, ổi, chanh.. chứa các hợp chất có thể giúp nồng độ axit uric ổn định. Bạn có thể thoải mái chế biến theo nhiều cách nhưng ưu tiên hấp, luộc, và nấu canh.
Trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm lành mạnh cho những người cần kiểm soát axit uric. Bạn có thể ăn những loại quả sau:
- Chuối có purin thấp, nên bạn có thể ăn
- Táo cũng có ít purin, nhưng lại rất nhiều chất xơ, có tác dụng hấp thu và đào thải axit uric
- Cherry cũng có nhiều anthocyanin, có khả năng kháng viêm, giúp giảm lượng axit uric một cách tự nhiên
- Trái cây có múi như cam, bưởi, quýt… giàu vitamin C và axit citric, góp phần làm ổn định axit uric
- Bơ là loại quả lành mạnh cho người đang cần điều chỉnh axit uric.
Cà phê
Thêm một đồ uống mà người axit uric cao có thể dùng đó chính là cà phê. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống cà phê.